Đó là nhận định của Hramchihin Alexander- Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự LB Nga trên VPK. Bài viết dưới đây của chuyên gia này cho thấy toàn cảnh bức tranh về quy mô quân đội Trung Quốc cũng như các ý nghĩa đằng sau của nó. Và mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai nước đang nồng ấm khi Nga quyết định bán các vũ khí tiên tiến nhất của mình cho Trung Quốc, trong đó có máy bay thế hệ 4++ Su-35K, tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumphf… nhưng giới phân tích vẫn có những lý do để e ngại.
Chiến hạm 056
Lục quân đông nhất thế giới và đang hiện đại hóa chóng mặt
Trong những thập kỷ gần đây, khả năng chiến đấu của Trung Quốc sự gia tăng nhanh chóng, trong khi nhiều người ở Nga và phương Tây vẫn lầm tưởng rằng, Trung Quốc vẫn đang sản xuất binh khí kỹ thuật chất lượng thấp và cũng chỉ ở mức loạt nhỏ.
Nếu như xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ, nó sẽ diễn ra trên biển và trên không. Do đó, trên các ấn phẩm báo chí in của Mỹ và phương Tây nói chung, người ta dành sự chú ý nhiều nhất cho sự phát triển của hải quân và không quân Trung Quốc. Ở Nga, người ta đơn giản là chép lại các nguồn tin phương Tây này, điều có vẻ hơi lạ. Bởi lẽ, Nga có đường biên giới trên bộ dài 4,3 ngàn km với Trung Quốc. Hơn nữa, những yêu sách lãnh thổ lớn của Trung Quốc đối với Nga vẫn còn đó.
Với lục quân Trung Quốc cũng đang diễn ra điều đang xảy ra với không quân và hải quân của họ - đó là sự đổi mới chất lượng nhanh chóng trong khi vẫn duy trì các thông số số lượng.
Mặc dù có sự cắt giảm đáng kể về quân số trong thập kỷ 1980, quân đội Trung Quốc vẫn là quân đội lớn nhất thế giới về thông số này về số, trong khi đã cải thiện mạnh mẽ về chất.
Trung Quốc đang xây dựng lực lượng xe tăng khổng lồ nhất thế giới theo giải mã sâu xa của chuyên gia này, có lẽ nó không dành cho Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước Đông Nam Á bởi hình thái chiến trường không cho phép. Vậy thì nó dành cho ai khác, ngoài Nga với địa hình rộng mênh mông và biên giới hàng ngàn km với Trung Quốc?
Tàu chiến Type 956
Lục quân Trung Quốc đã nhận được không dưới 4.000 xe tăng hiện đại Туре-96 và Туре-99, hơn nữa việc thay thế xe tăng cũ bằng xe tăng mới đang thực hiện theo nguyên tắc một đổi một. Tức là sự đổi mới triệt để về chất không dẫn đến sự cắt giảm về số lượng. Các xe tăng Туре-96/96А đã được biên chế cho tất cả 7 đại quân khu của quân đội Trung Quốc, Туре-99 hiện mới trang bị cho 3 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính là những đại quân khu tiếp giáp biên giới với Nga).
Trung Quốc đã chế tạo được cả một họ xe chiến đấu lội nước mà đi đầu là xe chiến đấu bộ binh WZ-502 (còn có tên là ZBD-04) lắp tháp của xe chiến đấu bộ binh Nga BMP-3. Lính thủy đánh bộ Trung Quốc đã được trang bị đến 300 xe này, việc sản xuất đang tiếp tục. Dĩ nhiên là đặc tính bơi nước bị tất cả các chuyên gia trên thế giới đánh giá dưới góc độ sự chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Đài Loan, mặc dù các xe này có thể bơi ngon qua sông Amur hay Ussuri trên biên giới với Nga chẳng hạn.
Tuy nhiên, sau đó, quân đội Trung Quốc nhận ra là khả năng bơi nước dẫn tới khả năng bảo vệ bị suy yếu. Sau đó, họ đã chế tọ biến thể mới của xe chiến đấu bộ binh này là WZ-502G. Nhờ tăng cường vỏ giáp bảo vệ, xe WZ-502G không còn khả năng bơi nữa. Đổi lại, theo các nguồn tin Trung Quốc, tháp xe WZ-502G, cũng như phần trước thân xe chống chịu được đạn xuyên giáp 30 mm bắn từ cự ly 1 km, còn hai bên thân xe chịu được đạn 14,5 mm bắn từ cự ly 200 m.
Một sự trùng hợp thú vị là 30 mm là cỡ đạn của pháo 2А42, vũ khí chính của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Nga. Trong khi đó, xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ lắp pháo M242 cỡ 25 mm. Còn 14,5 mm là cỡ đạn rất ít có. Chỉ có duy nhất một súng máy có cỡ đạn này là KPVT, vũ khí chính của tất cả các xe bọc thép chở quân cũng của Nga. Cỡ đạn lớn nhất của các súng máy phương Tây là 12,7 mm.
PZL 155mm
Hiện đại và uy lực mạnh. Pháo nòng dài đang phát triển nhanh, chẳng hạn đang đưa vào trang bị pháo tự hành 155 mm PLZ-05 (đã chuyển giao không dưới 250 khẩu).
Thông thường, mặt mạnh nhất của lục quân Trung Quốc là pháo phản lực. Nước này đã chế tạo nhiều mẫu hệ thống rocket phóng loạt trên cơ sở các mẫu của Liên Xô, cũng như các mẫu hoàn toàn tự phát triển. Điều logic là chính Trung Quốc đã phát triển được hệ thống rocket phóng loạt uy lực nhất và tầm bắn xa nhất thế giới là WS-2 (6х400 mm) mà các biến thể đầu của nó có tầm bắn 200 km, còn các biến thể cuối (WS-2D) có tầm bắn 350-400 km. Cả MRLS và HIMARS của Mỹ lẫn Smerch của Nga đều không có tính năng dù là gần gần với WS-2.
Nhìn chung, sử dụng hệ thống rocket phóng loạt bắn mục tiêu diện mặt đất có lợi hơn nhiều là sử dụng máy bay. Bởi lẽ, ở đây không có rủi ro mất chiếc máy bay cực kỳ đắt tiền và thêm nữa là tổ lái tốn kém còn hơn nữa cho huấn luyện, cũng không tốn nhiên liệu vốn cũng rất đắt. Chỉ có đạn dược là bị tiêu hao, nhưng đạn của hệ thống rocket phóng loạt cũng rẻ hơn bom đạn máy bay. Hơn nữa, mỗi bệ phóng của hệ thống rocket phóng loạt này sẽ có một máy bay không người lái trinh sát riêng, nên tăng được hơn nữa độ chính xác bắn.
Không thể không lưu ý đến việc từ sâu bên trong khu vực Mãn Châu Lý, WS-2D có khả năng tiêu diệt chớp nhoáng tất cả các đơn vị quân đội Nga tại các khu vực Vladivostok-Ussuryisk, Khabarovsk và Blagoveshchensk-Belogorsk.
Su 35
Còn từ các vùng giáp biên của Mãn Châu Lý (nhưng vẫn là từ lãnh thổ Trung Quốc), hệ thống rocket phóng loạt này sẽ tiêu diệt quân đội và các căn cứ không quân của Nga ở khu vực Chita và các xí nghiệp chiến lược ở Komsomolsk trên sông Amur. Hơn nữa, các quả đạn cỡ nhỏ của WS-2D lại có tốc độ siêu vượt âm, thời gian chúng bay hết tầm tối đa cũng không quá 5 phút. Phòng không Nga không chỉ không thể tiêu diệt, mà ngay cả phát hiện chúng cũng không thể.
Đồng thời, sẽ hoàn toàn không thể phát hiện việc triển khai các hệ thống rocket phóng loạt trên lãnh thổ Trung Quốc bởi lẽ các bệ phóng của chúng trông giống các xe tải bình thường, thậm chí các ống dẫn hướng cũng có hình hộp rất dễ ngụy trang thành thùng xe tải. Và đây không phải là hệ thống vũ khí phòng thủ mà là hệ thống thuần túy tấn công, đột kích.
NATO không có cái gì khác có thể so sánh xa xôi về tính năng với WS-2.
Cho đến gần đây, mặt yếu của lục quân Trung Quốc là không có một trực thăng tiến công thực thụ. Z-9 chế tạo trên cơ sở trực thăng Pháp Dauphin có thể được coi là trực thăng tiến công một cách rất khiên cưỡng. Nhưng nay vấn đề này đã được vượt qua khi Trung Quốc đang đưa vào trang bị trực thăng WZ-10 được phát triển trên cơ sở sử dụng các công nghệ Nga và phương Tây. Lục quân Trung Quốc hiện đã có 60 trực thăng này, việc sản xuất đang được tiếp tục.
Hải quân và không quân của quân đội Trung Quốc có quy mô lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Lục lượng không quân của Trung Quốc bao gồm khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung H-6 và H-6M (sao chép từ máy bay ném bom chiến lược Tu-16 của Liên xô), 150 đến 200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 cường kích Q-5.
Máy bay chiến đấu có ít nhất 100 Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11, 200-250 J-10, 200 J-8 và 700-800 J-7 (Mig-21).
Hiện nay, Không quân Trung Quốc đang loại bỏ dần khỏi biên chế các loại máy bay Q-5, J-7 và J-8 phiên bản cũ, chuyển sang các biến thể hiện đại hóa JH-7, J-16 (bản sao không có giấy phép của Su-30), J-11B (bản sao không có giấy phép của Su-27) và J-10. Nói chung, số lượng máy bay Trung Quốc sản xuất trong một năm nhiều hơn của tất cả các nước NATO (trong đó có Mỹ) cộng lại.
Trực thăng Z9
Trung Quốc lại đang sở hữu hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng vào các mục đích chiến thuật (OTP). Hiện đa số các tên lửa này đang đặt ở đối diện Đài Loan và hướng vào hòn đảo này.
Về hải quân, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc đông đảo nhất thế giới. Trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân (bốn thuộc dự án 091 và 093) và ít nhất 60 tàu ngầm điện-diesel (10 chiếc dự án 041A), tám thuộc dự án 636EM, hai 636 và 877 dự án, 13 dự án 039G, năm dự án 035G, 13 thuộc 035, tám dự án 033). Tất cả các tàu dự án 041A, 039G, 636EM đều trang trang bị tên lửa chống tàu…
Về tàu khu trục, Hải quân Trung Quốc có 25 tàu chiến dự án 956, dự án 956EM II, ba dự án 052S, 052V hai dự án, hai dự án 052, hai dự án 051S, 051V một dự án, hai dự án 051 "Luda-3"… Các tàu chiến lớp Luda sẽ được thay thế dần bằng các tàu khu trục dự án 052S.
Trực thăng Z 10
Hiện 4 tàu chiến khu trục lớp 052D của Trung Quốc bắt đầu được trang bị hệ thống chiến đấu tân tiến Aegis. Nước này đang có kế hoạch trang bị hệ thống Aegis cho ít nhất 10 tàu khu trục. Như vậy, Trung Quốc là nước thứ tư sau Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có tàu khu trục Aegis.
Các tàu chiến Trung Quốc được trang bị tên lửa chống hạm C-803 tiên tiến phóng từ container. Dự án 054A là khu trục hạm đầu tiên được trang bị tên lửa phòng không HQ-16.
Với số lượng khủng nói trên, Trung Quốc có đội tàu khu trục lớn nhất thế giới. Các khu trục hạm này sẽ là lực lượng hộ tống bảo vệ hàng không mẫu hạm trong tương lai.
Bên cạnh các tàu chiến có lượng giãn nước lớn, Trung Quốc cũng đã phát triển mạnh số lượng khinh hạm (đội tàu muỗi). Trong đó, đáng chú ý có có khinh hạm tên lửa hai thân tàng hình Type 022. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bí mật phát triển các tàu tên lửa mới thuộc Type 056 và chỉ công khai dự án này từ tháng 5/2013. Theo một số nguồn tin, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch phát triển tới 50 chiếc tàu chiến Type 056.
Type 056 có thể coi là dự án lai khi kích thước của nó là trung gian giữa hai lớp tàu khu trục và Corvette (hộ tống hạm). Với phạm vi giới hạn trong 2.000 dặm, nó được xếp vào loại hộ tống hạm. Trong tương lai, Type 056 sẽ thay thế dần đội tàu muỗi lạc hậu phát triển trong giai đoạn thập kỷ 60 – 80 của thế kỷ XX.
Một số chuyên gia cho rằng, Type 056 sẽ không có cửa khi hoạt động ở biển Hoa Đông, nơi nó sẽ phải đối đầu với các chiến hạm khủng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc những sẽ là lực lượng đáng nể khi bắt nạt hải quân các nước Đông Nam Á.
Tại thời điểm này các nhà máy đóng mặt nước đang hoàn thành cùng lúc 10 tàu khu trục, ít nhất 9 hộ tống hạm và khoảng 10 tàu ngầm hạt nhân/diesel… Có thể nói, tốc độ phát triển và đóng mới tàu chiến của Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử thế giới. Nói chung, Hải quân Trung Quốc đã hoàn thành thời kỳ xây dựng hàng loạt thử nghiệm các loại tàu nổi để xác định sự lựa chọn tối ưu các tàu khu trục, tàu khu trục lớn và tàu hộ tống.
H6 - K
Các cuộc tập trận của lục quân Trung Quốc cũng có đặc điểm rất thú vị.Tháng 9/2006, Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận quy mô chưa từng có của hai đại quân khu Thẩm Dương và Bắc Kinh, hai đại quân khu có tiềm lực mạnh nhất trong 7 đại quân khu. Chính các đại quân khu này tiếp giáp với Nga trên biên giới phía đông của Nga dài 4.300 km.
Năm 2009, các xu hướng này vẫn tiếp tục. Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn nhất trong lịch sử Kuyuae-2009. Cuộc tập trận diễn ra trên địa bàn 4 đại quân khu Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu với sự tham gia của đến 50.000 quân của lục quân và không quân, hơn 6.000 phương tiện vận tải. Trong quá trình tập trận, các lực lượng đã vượt qua tổng cộng 50.000 km. Ví dụ, 4 sư đoàn lục quân đã hành quân (bằng đường sắt, sau đó là tự di chuyển) trên quãng đường 2.000 km. Trong cuộc tập trận này đã thao dượt các hành động hiệp đồng của tất cả các binh chủng trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Một trong các mục đích tập trận là kiểm tra các hệ thống vũ khí tối tân, cũng như khả năng hoạt động của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu đang được triển khai Bắc Đẩu, một hệ thống tương tự GPS của Mỹ.
Rõ ràng là kịch bản tập trận như thế không hề liên quan đến việc đánh chiếm Đài Loan, hay phản kích cuộc xâm lược từ phía Mỹ. Đánh chiếm Đài Loan sẽ phải là một chiến dịch đổ bộ đường biển vì kích thước chiến trường lục địa trên đảo Đài Loan rất nhỏ, chiều rộng của Đài Loan từ tây sang đông không quá 150 km, do đó không thể thực hiện các cuộc hành quân dài hàng ngàn kilômet được. Ngoài ra, trong các cuộc tập trận được tiến hành không có sự tham gia của lực lượng của đại quân khu Nam Kinh là đại quân khu có nhiệm vụ tác chiến chống Đài Loan.
Cuộc xâm lược từ phía Mỹ, nếu như có thể tưởng tượng ra, chỉ có thể là cuộc tấn công từ hướng biển và từ trên không bằng vũ khí chính xác cao nhằm phá hủy tiềm lực quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Các hành động trên bộ sẽ là tự sát.
Vậy lục quân và không quân Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành chiến tranh với những binh khí kỹ thuật hiện đại, hệ thống vệ tinh định vị và các hệ thống bảo đảm tác chiến tối tân với quân đội nước nào?
Cần lưu ý là chỉ ở Nga và Kazakhstan là có thể tiến hành các chiến dịch tiến công có chiều sâu đến 2.000 km. Ở Đông Nam Á, chiều sâu chiến trường nhìn chung không quá 1.500 km, còn trên bán đảo Triều Tiên là không quá 750 km. Ngoài ra, cả địa hình diễn ra tập trận cũng giống hơn về các điều kiện địa-vật lý với các khu vực của Trung Á, Viễn Đông và Ngoại Baikal của Nga.
Tường Bách
1 comment: