Friday, February 8, 2013



Trận Hoàng Sa xảy ra ngày 19/1/1974 nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Quý Sửu. Hai mươi bảy tháng Chạp năm nay là ngày giỗ lần  thứ 39 của các liệt sĩ Hoàng Sa.

Hỡi ơi!
Ba mươi chín năm rồi
Lòng dân còn nhớ
Biển Hoàng Sa gió nổi sóng trào
Quân xâm lược giở trò tráo trở
Tảo lôi hạm hùng hổ xông vào
Quân tác chiến ào ào đổ bộ.
Nhớ linh xưa
Lòng ái quốc nung nấu tim vàng
Hận quân giặc khắc sâu dạ sắt
Không đội trời chung với kẻ thù phương bắc
Biển có vùi thây một tấc cũng không rời.
Hỡi ơi!
Bảy mươi tư liệt sĩ đã hy sinh vì nước
Những người con của Mẹ hiền Tổ Quốc
Thác mà trả nợ nước non, danh thơm còn lưu giữ muôn đời
Thác mà lòng dân còn nhớ, tên còn lưu muôn đời ai cũng mộ.
Hai mươi bảy tháng Chạp là ngày giỗ
Vong có linh thiêng xin nhớ mà về
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm
Hỡi ơi! Thương thay!
Có linh xin hưởng.

Saturday, February 2, 2013


Hải quân các nước bảo đảm trang bị kỹ thuật tàu chiến như thế nào?

Chủ nhật 03/02/2013 06:00
(GDVN) - Binh pháp Tôn Tử chỉ ra: “phàm dụng binh chi pháp, trì xa thiên tứ, cách xa thiên thừa, đái giáp thập vạn, thiên lý quỹ lương”. Theo quan điểm này, chiến tranh không chỉ là sự kết hợp giữa con người và vũ khí, mà còn có bảo đảm hậu cần và trang bị.
Hải quân Trung Quốc làm công tác bảo đảm cho tàu chiến ở bến cảng.
Trang mạng Hải quân Trung Quốc cách đây không lâu có bài viết cho rằng, chiến tranh trên biển hiện đại là một cuộc đấu, đọ sức giữa các “ngôi sao” vũ khí như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, tên lửa.
Binh pháp Tôn Tử chỉ ra: “phàm dụng binh chi pháp, trì xa thiên tứ, cách xa thiên thừa, đái giáp thập vạn, thiên lý quỹ lương”. Theo quan điểm này, chiến tranh không chỉ là sự kết hợp giữa con người và vũ khí, mà còn có bảo đảm hậu cần và trang bị.
Đối với chiến tranh trên biển hiện đại (hải chiến) với các thành phần tác chiến chủ lực là tàu nổi, tàu ngầm hiện đại, thì ở đây chủ yếu nói đến việc bảo đảm trang bị kỹ thuật cho tàu chiến của hải quân.
Cho dù khoa học công nghệ quân sự hiện đại không ngừng đổi mới, việc thaythế mới các loại trang bị ngày càng nhiều, nhưng quy luật nội tại của chiến tranh là thống nhất, không thay đổi.
Có một học giả từng nói: chiến tranh thông tin có khi là một cuộc chiến tranh hậu cần. Quả thật, chiến tranh trên biển hiện đại, chiến trường thay đổi trong chớp mắt, trong chiến tranh một khi hai bên khai chiến thì những “chủ bài” của đôi bên sẽ nhanh chóng lộ ra.
Nhưng, khi cuộc chiến bước vào thế bế tắc hoặc giằng co, với tính chất là sự hậu thuẫn vững chắc cho tàu nổi và tàu ngầm, trình độ bảo đảm trang bị kỹ thuật cho tàu chiến hải quân tiên tiến như thế nào thường sẽ tác động đến toàn cục của cuộc chiến tranh, từ chiến dịch đến tổng thể chiến lược, làm chuyển hóa giữa tấn công và phòng thủ.
“Vũ khí bí mật”
Trong chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ đã phô trương sức mạnh với hơn 100 tàu chiến tại vịnh Ba Tư, phong tỏa trên biển, tấn công tầm xa, liên tục sử dụng nhiều loại thủ đoạn khác nhau. Các ngôi sao vũ khí tàu chiến đã thu hút sự chú ý, bình luận sôi nổi của dư luận, nhưng rất ít người quan tâm đến thứ “then chốt” để các “ngôi sao” này tỏa sáng: được bảo đảm trang bị kỹ thuật tàu chiến với mệnh danh là “vũ khí bí mật” của chiến tranh hải quân hiện đại.
Trong suốt cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ đã triển khai tổng cộng 106 tàu chiến, biên chế thành 7 hạm đội cơ động. Để tiến hành bảo đảm đầy đủ trong suốt cuộc chiến cho những con tàu này, quân Mỹ đã sử dụng tổng cộng 16 tàu chi viện bảo đảm, trong đó chỉ riêng 1 tàu sửa chữa của Mỹ đã hoàn thành hơn 3.000 công trình sửa chữa cho 80 tàu chiến trong vòng 3 tháng, đồng thời đã sửa chữa gấp 1 tàu tuần dương và 1 tàu tấn công đổ bộ do bị thủy lôi tấn công gây hư hỏng.
Tàu chiến Hải quân Mỹ

Trong cuộc chiến tranh quần đảo Malvinas giữa Anh và Argentina năm 1982, Hải quân Anh đã cải tạo một tàu thăm dò dầu mỏ thành tàu sửa chữa cùng ra trận với biên đội tác chiến, đã lập được chiến công hiển hách cho Hải quân Hoàng gia Anh.

Chỉ một tàu sửa chữa được tân trang lại, trong suốt cuộc chiến tranh trước sau đã sửa chữa khôi phục cho 11 tàu chiến bị thương và 24 công trình sửa chữa tương đối lớn.
Người Anh đã thu được lợi ích từ biện pháp này: Trong chiến tranh trên biển, tàu hộ vệ Plymouth của Hải quân Anh đã bị trúng 3 phát đạn, chỉ qua 4 ngày sửa chữa đã quay trở lại chiến đấu; tàu khu trục Glamorgan bị tên lửa Exocet bắn hư hỏng nặng, cũng đã sớm được sửa chữa khôi phục.
Trái lại, trong chiến tranh quần đảo Malvinas giữa Anh và Argentina, 2 tàu ngầm hiện đại được Quân đội Argentina mua của Đức, do trang bị kỹ thuật của nó không theo kịp, trong chiến đấu, ngư lôi phóng tấn công tàu Anh đã không nổ, bất lợi cho máy bay chiến đấu, tìm nhà sản xuất Đức để sửa chữa thì quá chậm, cuối cùng 2 tàu ngầm này cơ bản không đóng vai trò đáng kể trong cuộc chiến tranh.
Trong các bộ phim đề tài chiến tranh, chúng ta thường nhìn thấy cảnh này: một xạ thủ bắn tỉa có kinh nghiệm thường không giết chết kẻ thù, mà đánh kẻ thù bị thương. Sau đó, anh ta đợi cho đồng đội của người bị thương đến cứu viện, nhờ đó lần lượt tiêu diệt họ với từng phát bắn.
Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy, các tàu chiến ngôi sao lập nên chiến công lẫy lừng trong chiến tranh trên biển, nếu không được bảo vệ che chở trong suốt cuộc chiến từ sự bảo đảm trang bị kỹ thuật, thì kết cục thường không thể có lợi cho thúc đẩy tiến trình chiến tranh, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ chiến dịch, toàn cục chiến lược.
Bảo đảm kỹ thuật tầm xa hướng ra tuyến đầu của chiến trường, tựa như “bảo đảm cho chiến tranh”
Đối với chiến tranh thông tin, mọi người thường có xu hướng ra tay trước đối phương, tấn công chính xác, tấn công hiệu suất cao. Tuy nhiên, thực tiễn chiến tranh lặp đi lặp lại đã chứng minh rằng, chiến thắng trong cuộc chiến tranh thông tin không thể chỉ quan tâm tới chữ “tấn công”, mà còn phải coi trọng chữ “hiệu suất”.
Tàu chiến của Hải quân Mỹ

Đối với các trang bị tàu chiến như tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và tàu hỗ trợ của hải quân, thách thức của việc làm tốt chữ “hiệu suất” là mức độ cao hay thấp trong việc bảo đảm trang bị kỹ thuật tàu chiến của hải quân các nước.

Trong chiến trường thông tin “phát hiện là lập tức bị tiêu diệt”, hiệu suất tác chiến cao yêu cầu ngày càng sâu sắc. Điều này không chỉ liên quan đến vũ khí tàu chiến phải chăng phát huy được hiệu suất tối đa, tác động hơn tới toàn bộ cục diện chiến tranh.
Mô hình bảo đảm truyền thống “gươm súng sẵn sàng” đã không thể đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Chiến tranh trên biển trong điều kiện thông tin hóa, ở một ý nghĩa nhất định, yêu cầu việc bảo đảm trang bị phải tiến ra tuyến đầu của chiến trường, tiến hành bảo đảm như khi đánh trận (chiến tranh).
Trong chiến tranh Iraq, Hải quân Mỹ cách xa lãnh thổ ngàn dặm. Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị cho “tác chiến lâu dài”, nếu dựa vào mô hình bảo đảm truyền thống thì chỉ có thể “giải khát bằng rượu độc” (tức chỉ biết tính trước mắt mà không nghĩ đến lâu dài), điều này không thể giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Tuy nhiên, Mỹ đã dựa vào khoa học công nghệ tiên tiến, đội ngũ chuyên gia cách xa khu vực tác chiến hàng ngàn dặm đã tiến hành bảo đảm toàn diện cho các tàu chiến có vấn đề.
Dựa theo cách nói của người Mỹ, vấn đề trang bị kỹ thuật được giải quyết bằng việc bảo đảm kỹ thuật tầm xa trong suốt cuộc chiến chiếm tới 51% tổng số lượng công việc.
Tháng 10/2003, chỉ trong 1 tháng, Trung tâm bảo đảm kỹ thuật của Hạm đội Thái Bình Dương cách xa vạn dặm đã nhận được 18 cuộc điện thoại hỗ trợ kỹ thuật của tiền phương trên chiến trường, 93% các cuộc gọi điện này liên quan đến việc bảo đảm kỹ thuật tầm xa ở các mức độ khác nhau. Nhân viên kỹ thuật trên chiến trường phản hồi: Trong các hỗ trợ kỹ thuật này, chỉ có 7% nhân viên trên bờ đã lên tàu để giải quyết.
Vì vậy, sau chiến tranh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hệ thống trên biển của Hải quân Mỹ đã tự hào tổng kết: Trong chiến tranh Iraq, bảo đảm tầm xa là một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cuộc chiến.
Con đường bảo đảm trang bị tàu chiến đặc sắc: “sự tự tin của hải quân các nước lớn trên thế giới”
Chiến hạm chở trực thăng Mistral của Pháp

Tàu chiến có liên quan đến đại dương, khả năng tầm xa vượt các châu lục, hàm lượng khoa học công nghệ phòng không, chống hạm của tàu chiến thường là tiêu chí để đánh giá hải quân một nước có mạnh hay không.

Nhìn vào hải quân thế giới, tàu chiến của các nước nhiều vô kể, vũ khí trang bị cho các loại tàu chiến phong phú, đa dạng. Tương ứng với điều đó, hải quân các nước lớn cũng đã xác lập được con đường bảo đảm đặc sắc cho hải quân nước mình.
Những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã ban hành “Lộ trình chuyển đổi sức mạnh hải quân” nhằm “chuyển đổi” tư duy phát triển trang bị tương lai, tạo dựng được một hệ thống bảo đảm trang bị vượt trước xoay quanh 4 khả năng là “căn cứ trên biển”, “tấn công trên biển”, “lá chắn trên biển”, “mạng lưới lực lượng”.
Sau khi thu được lợi ích nhờ bảo đảm trang bị trong chiến tranh quần đảo Malvinas, Hải quân Anh đã tăng cường đầu tư cho bảo đảm trang bị tàu chiến, chú trọng tính thiết thực (tính thực dụng) và tính hiệu quả, tập trung vào phát triển bảo đảm trang bị “cấp căn cứ” và “cấp thủy thủ”, đã xây dựng được một lực lượng trên biển đa năng.
Độc lập tự chủ, phát triển cân bằng luôn là đặc sắc phát triển trang bị của Hải quân Pháp. Khác với hải quân các nước phát triển khác, Hải quân Pháp dựa vào các tàu chiến tự thiết kế chế tạo như tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay, tàu hộ vệ; khi xác lập tư duy bảo đảm trang bị tàu chiến, họ lấy cấp căn cứ và cấp thủy thủ làm lực lượng cơ bản cho công tác hậu cần, kỹ thuật.
Trong 10 năm từ khi Liên Xô giải thể tháng 12/1991 đến tháng 12/2001, ngoài việc chế tạo mới 1 tàu hộ vệ, Hải quân Nga không biên chế bất cứ một tàu chiến mặt nước nào khác.

Để làm giảm sức ép đổi mới trang bị, những năm gần đây, Hải quân Nga không ngừng nâng cao chất lượng tổng thể cho trang bị, tăng cường sửa chữa và cải tạo đối với các tàu chiến chủ lực hiện có, những tàu chiến có thời gian phục vụ tương đối ngắn và khả năng tác chiến tổng hợp mạnh.

Tàu đổ bộ của Nga (ảnh minh hoạ)

Trung Quốc đang làm gì?
Nhìn về phương Đông, 60 năm qua, trong quá trình “chuẩn bị đấu tranh quân sự”, Hải quân Trung Quốc không ngừng tìm kiếm mô hình bảo đảm thích hợp với sự phát triển của mình, đồng thời TQ muốn "mở rộng tầm mắt", không ngừng hấp thu kinh nghiệm tiên tiến của hải quân các nước phát triển trên thế giới, đến nay đã bước trên một con đường bảo đảm trang bị tàu chiến.
Hiện nay, đối với các tàu chiến thế hệ thứ nhất, thứ hai, Hải quân Trung Quốc đã hình thành khả năng bảo đảm tổng hợp tự chủ; đối với tàu chiến kiểu mới thế hệ thứ ba, thông qua dựa vào bảo đảm liên hợp giữa quân đội và địa phương, có thể bảo đảm tổng hợp cho hướng trọng điểm, tàu chiến trọng điểm.
Báo Trung Quốc nhấn mạnh, từng cá nhân tìm tòi khả năng bảo đảm trang bị cho tàu chiến, từng trung tâm sửa chữa tàu chiến, từng “kho báu chuyên gia” đã tạo được hậu thuẫn vững chắc cho biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc thực hiện chiến lược vươn ra đại dương, phát triển tầm xa.