Saturday, August 31, 2013

Các nhà phân tích: 'Mỹ sẽ tấn công Syria'

Các nhà phân tích: 'Mỹ sẽ tấn công Syria'

Ảnh do phe đối lập Syria phổ biến trên hệ thống tin tức Shaam cho thấy thi hài các nạn nhân mà phe nổi dậy nói đã bị thiệt mạng vì cuộc tấn công bằng khí độc do lực lượng thân chính phủ Syria thực hiện
Ảnh do phe đối lập Syria phổ biến trên hệ thống tin tức Shaam cho thấy thi hài các nạn nhân mà phe nổi dậy nói đã bị thiệt mạng vì cuộc tấn công bằng khí độc do lực lượng thân chính phủ Syria thực hiện
CỠ CHỮ 
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng không có gì nghi ngờ là chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công chính người dân của họ. Chính quyền Tổng thống Obama đang cân nhắc cách đáp lại điều họ gọi là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Damascus. Theo tường thuật của Thông tín viên VOA Zlatica Hoke phe chống đối Tổng thống Bashar al-Assad ủng hộ một cuộc tấn công toàn diện vào các lực lượng chính phủ và lật đổ ông Assad. Nhưng các nhà phân tích nói rằng một cuộc tấn công do Mỹ thực hiện sẽ giới hạn trong phạm vi phá hủy các cơ sở vũ khí hóa học của Syria.

Hoa Kỳ nói rằng rõ ràng là quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công chính người dân của họ.

Phó Tổng thống Joe Biden hôm thứ Ba nói rằng chính phủ Damascus phải chịu trách nhiệm về những hành động vi phạm luật pháp quốc tế đó:

"Bởi vì chúng ta biết rằng chỉ có chế độ Syria có vũ khí hóa học, họ đã sử dụng vũ khí hóa học nhiều lần trong quá khứ, họ có những phương tiện để sử dụng các loại vũ khí đó, và họ nhất định muốn xóa sạch những nơi đã bị tấn công bằng vũ khí hóa học."

Các giới chức Mỹ nói rằng chính phủ Hoa Kỳ đang thảo luận với các đồng minh về một sự đáp ứng chung đối với việc Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Phân tích gia chính trị Michael Rubin nói rằng Hoa Kỳ rất có thể sẽ phát động một cuộc tấn công quân sự nhắm vào những mục tiêu được xác định trong phạm vi giới hạn:

"Tôi tin là Hoa Kỳ sắp phát động một cuộc tấn công quân sự. Tôi tin đó sẽ là tấn công bằng phi đạn hành trình để cho các phi công Mỹ không phải đi vào những chỗ rủi ro. Và có lẽ những gì sắp xảy ra sẽ giống như những vụ không kích mà chính phủ của Tổng thống Clinton đã thực hiện tại Sudan và Afghanistan năm 1998 sau khi hai đại sứ quán ở Ðông Phi bị đánh bom."

Một thủ lãnh của lực lượng đối lập Syria nói rằng phe nổi dậy hoan nghênh bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài có thể lật đổ chính phủ của ông Assad:

"Vì những gì đang xảy ra với gia đình chúng tôi, với nhân dân của chúng tôi, và những gì xảy ra với những đứa trẻ ở Damascus, tất nhiên là chúng tôi ủng hộ tấn công. Chúng tôi không những ủng hộ mà còn yêu cầu cộng đồng quốc tế ủng hộ chúng tôi và giáng một đòn vào chế độ Assad. Là những người nổi dậy tại đây, chúng tôi rất khó hành động một mình, chúng tôi không có đủ khả năng để kết liễu chế độ đó, một chế độ đã tồn tại hơn 50 năm rồi."

Nhưng các nhà phân tích nói rằng cộng đồng quốc tế có thể sẽ không tiến hành một chiến dịch quân sự lớn hơn để chống lại chính phủ Assad.

Phân tích gia Rubin nói rằng nhiều người lo ngại là sau khi xảy ra những vụ không kích, cuộc xung đột Syria và vũ khí hóa học sẽ lan sang các nước xung quanh. Ông nói một chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công chính người dân của họ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí đó để tấn công những người ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Libăng và Israel.

Sau hơn 2 năm tự mình chiến đấu chống lại quân đội chính phủ có vũ trang hùng hậu hơn rất nhiều, nay nhiều người Syria có thái độ nghi ngờ đối với bất cứ một sự giúp đỡ nào của phương Tây.

Ông, Mohammed Qaza, người đứng đầu Hội đồng Cách mạng ở Sarmada, phát biểu như sau:

"Trước hết, nếu cuộc tấn công diễn ra, thì đó chỉ là một cách tuyên truyền. Cuộc tấn công đó thực sự không đánh vào chế độ Assad. Cuộc tấn công sẽ được thực hiện để không ai có thể nói là vũ khí hóa học đã được dùng để sát hại trẻ em nhưng các cường quốc thế giới lại không ra tay ngăn chặn điều đó."

Một người phát ngôn của chính quyền Tổng thống Obama hôm thứ Ba đã nói rõ rằng thay đổi chế độ ở Syria không phải là chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Giới chức này nói chính phủ đang thảo luận về cách thức đáp lại hành động vi phạm luật quốc tế cấm sử dụng vũ khí hóa học.

Báo chí Anh "nhảy dựng" vì liên minh Mỹ-Pháp

Báo chí Anh "nhảy dựng" vì liên minh Mỹ-Pháp

Thủ tướng Anh David Cameron trình bày về tình hình Syria trước Hạ viện Anh - REUTERS /UK Parliament via Reuters TV
Thủ tướng Anh David Cameron trình bày về tình hình Syria trước Hạ viện Anh - REUTERS /UK Parliament via Reuters TV

Thụy My
Hôm nay 31/08/2013, báo chí Anh quốc đã sửng sốt khi Hoa Kỳ và Pháp bỗng trở nên gần gũi trên hồ sơ Syria. Washington gọi Paris là « đồng minh lâu đời nhất », trong khi Luân Đôn phải đứng bên lề trước khả năng diễn ra một cuộc tấn công quân sự vào chế độ Damas.

Tờ báo bình dân The Sun đăng trên trang nhất « Cáo phó dành cho quan hệ đặc biệt » đã nối kết Luân Đôn và Washington, mà « đám tang sẽ được cử hành tại đại sứ quán Pháp ở Luân Đôn ». Tờ báo thường bình luận về sự ganh đua Pháp-Anh than rằng : « Chúng ta đã mất đi chỗ đứng đặc biệt của mình trước người Pháp ».
Một tờ báo đại chúng khác là Daily Mail cũng kêu rêu trên trang bìa : « Hoa Kỳ khinh thị Anh quốc và trở thành bạn bè của Pháp ». Tờ báo nêu ra việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đánh giá Pháp là « đồng minh lâu đời nhất » của Hoa Kỳ, mà không nói gì đến Anh, mặc cho mối « quan hệ đặc biệt » gắn bó hai nước.
Nhận xét trên đây của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ được tất cả các báo Anh nhấn mạnh. Tờ Daily Telegraph thân cận với phe bảo thủ đăng trên trang nhất một bức tranh vẽ hai người Pháp đội nón bê-rê đứng trước tháp Eiffel và bình phẩm với nhau: « Người Anh chỉ là một bầy khỉ hèn nhát thích nốc trà ». Câu này nhại lại câu « bầy khỉ hèn nhát thích xơi phô-mai » phổ biến ở Mỹ để mỉa mai người Pháp, khi Paris chống lại việc liên quân Anh-Mỹ tiến công Irak năm 2003.
Trong bài xã luận, The Times lặp lại câu nói của ông François Hollande cam đoan không thể để cho vụ tấn công hóa học hôm 21/8 tại Syria - được cho là do chế độ Bachar Al Assad tiến hành - không bị trừng phạt. Tờ báo viết : « Đó là một đề tài làm sững sờ cả nước, thậm chí xấu hổ, khi Tổng thống Pháp có thể tuyên bố những lời quyết đoán, sáng suốt và thẳng thắn như thế, thì Thủ tướng Anh chỉ tự hạn chế ở việc cam kết rằng sẽ không làm gì cả ».
Về phần cựu đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, Nigel Sheinwald đã bình luận trên đài BBC : « Đây không phải là một cuộc thi sắc đẹp với Pháp. Điều quan trọng là trên hồ sơ Syria cũng như Libya, châu Âu, Pháp và Anh đã cố gắng thúc đẩy người Mỹ có thái độ tích cực hơn ».

Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria?

Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria?

Cập nhật: 13:12 GMT - thứ bảy, 31 tháng 8, 2013
Tàu sân bay của Mỹ
Hoa Kỳ có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào Syria
Trong lúc Hoa Kỳ cân nhắc hành động quân sự chống lại Syria để phản ứng một cuộc tấn công vũ khí hóa học gây tranh cãi được nhắm vào thường dân, có thể điểm qua một số loại vũ khí có thể được triển khai của cả hai bên trong những ngày sắp tới.

Quân Mỹ

Hỏa tiễn hành trình Tomahawk

Những hỏa tiễn này có thể được phóng từ tàu hoặc tàu ngầm. Chúng được trang bị động cơ phản lực cánh quạt nhỏ, tương tự như phi cơ thương mại, sử dụng để hành trình đến mục tiêu.
Chúng có tiết diện nhỏ, bay ở độ cao thấp và rất khó phát hiện. Tomahawks phát ra ít nhiệt vì vậy chúng không thể bị phát hiện bằng tia hồng ngoại.
Chúng có tầm hoạt động khoảng 1.600 km và bay với vận tốc chừng 880 km/h.
Hỏa tiễn đạt mục tiêu bằng cách sử dụng phần mềm Terrain Cantour Matching, hoạt động trên cơ sở kết hợp điểm quan sát trên mặt đất với bản đồ lộ trình. Nó mang một đầu đạn hạt nhân từ 450 kg – 1.360kg.

Khu trục hạm lớp Arleigh Burke

Hoa Kỳ có bốn khu trục hạm lớp Arleigh Burke ở đông Địa Trung Hải.
Hỏa tiễn hành trình Tomahawk
Tomahawk được Mỹ sử dụng từ năm 1983
Chiến hạm dài 154 m và có thể mang hỏa tiễn hành trình. Đây là một trong những trang bị vũ khí lớn nhất và nặng nề nhất của tàu khu trục Hoa Kỳ.
Đây là chiến hạm đầu tiên của quân Mỹ được thiết kế một hệ thống lọc không khí để bảo vệ chống lại chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học.

Tàu sân bay

Hoa Kỳ có hai tàu sân bay trong khu vực, tàu sân bay USS Harry S. Truman và tàu USS Nimitz.
Cả hai chiến hạm khổng lồ sử dụng năng lượng hạt nhân thừa sức phát động các cuộc không kích, nhưng nếu hành động can thiệp được Hoa Kỳ lập kế hoạch là hạn chế, thì khi đó chúng có thể không được đưa vào sử dụng.
Khu trục hạm
Hỏa tiễn của quân Mỹ có thể được phóng từ các khu trục hạm
Các tàu sân bay nằm trong số các tàu lớn nhất thế giới, với chiều dài gần 330m và có một phi đội lên đến 85 phi cơ.

Phi cơ tiêm kích/ném bom F-16

F-16 nổi danh là một trong những phản lực cơ chiến đấu đáng tin cậy, dễ điều khiển và hiệu quả nhất trên thế giới.
Nó là một tiêm kích cơ đa năng, với khả năng tấn công các phi cơ khác trên không và tìm diệt các mục tiêu trên mặt đất.
Những tiêm kích cơ này là xương sống của lực lượng không quân Hoa Kỳ và khi lần đầu tiên xuất hiện, chúng đã mang tới các cách tân về điều khiển bằng hệ thống mạng điện tử thay vì hệ thông cáp cơ giới, trong điều khiển phi cơ chiến đấu.
F16 có tầm hoạt động khoảng 3.220 km, cho phép duy trì trong vùng chiến đấu lâu hơn các chiến đấu cơ khác. Nó được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và các phi công ngồi trong một buồng lái toàn kính (không có khung) giúp cho quan sát tốt hơn.
Đóng căn cứ tại Incirlik hoặc Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể cũng hoạt động từ Jordan, F16 có thể được sử dụng trong bất kỳ cuộc tấn công nào có thể diễn ra chống Syria.

Đại bàng tấn công F-15

Phi cơ F-15
F-15 Strike Eagle là tiêm kích cơ đa chức năng có tốc độ vao và hoạt động xa
Là tiêm kích cơ đa chức năng, phi cơ chiến đấu F- 15 Strike Eagle được thiết kế cho các cuộc tấn công mặt đất với tầm hoạt động xa, ở tốc độ cao.
Lực đẩy kết hợp từ hai động cơ của F-15 có nghĩa là tiêm kích cơ có thể tăng tốc ngay cả khi đi lên thẳng.
F15E Strike Eagle được trang bị hệ thống định vị và xác định mục tiêu "Lantirn" nhằm cải thiện độ chính xác của các cuộc oanh kích bằng cách sử dụng bom hồng ngoại hoặc bom dẫn đường bằng laser.
Phi cơ này có radar địa hình được kết nối với hệ thống lái tự động của phi cơ, để nó có thể bám theo đặc điểm địa hình, địa vật ở độ cao chỉ 30.

Quân Pháp

Hải quân Pháp
Tàu sân bay Charles de Gaulles có độ dài 262 m mang theo 40 phi cơ chiến đấu
Nếu Pháp tham gia vào bất kỳ cuộc tấn công nào, quân Pháp có các hỏa tiễn hành trình Scalp với tầm hoạt động khoảng 500km.
Các hỏa tiễn này có thể được bắn từ các phi cơ chiến đấu Mirage 2000 và Rafale.
Pháp cũng có một tàu sân bay ở Địa Trung Hải và các căn cứ không quân ở Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất .
Charles de Gaulle, hiện đóng căn cứ ở Toulon, là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mang tới 40 phi cơ chiến đấu. Nó có một thủy thủ đoàn và nhân viên dưới 2.000 người trên tàu. Mặc dù nhỏ hơn so với Tàu sân bay lớp Nimitz của Hoa Kỳ (chiếc US Nimitz Class), Charles de Gaulle vẫn là một tàu sân bay ấn tượng vớ độ dài 262 m.

Quân Nga

Nga nói họ đang gửi hai tàu chiến đến Địa Trung Hải, một tàu tuần dương mang hỏa tiễn, chiếc Moskva, và một tàu chống tàu ngầm. Nga là đồng minh của Syria và phản đối sự can thiệp quân sự.
Hiện vẫn chưa biết chính xác khi nào hai chiến hạm trên sẽ đến khu vực, nhưng việc triển khai của các tàu này đã được Nga mô tả như một phần của kế hoạch luân chuyển của các chiến hạm ở Địa Trung Hải .

Vũ khí chính của Syria

Hỏa tiễn chống phi cơ S-200 Angara

Hỏa tiễn S-200
Hỏa tiễn S-200 Angara được Nga đưa vào sử dụng từ năm 1967
Hỏa tiễn S- 200, được NATO đặt mã hiệu là SA- 5 "Gammon", là một hỏa tiễn chống phi cơ đáng nể do Nga thiết kế trong những năm 1960.
Phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Syria có thể có tám khẩu đội S -200 triển khai giữa hai trung đoàn phòng không.
Hỏa tiễn mang nhiên liệu lỏng và được thiết kế để bay với tốc độ lên tới Mach 8. Nó được radar hướng dẫn đến mục tiêu, trước khi kích nổ một đầu đạn có sức công pháo cao nặng 217kg.
Nga đã bắt đầu quá trình rút bỏ S- 200 ra hơn 20 năm trước và hệ thống này được các phân tích giai quân sự coi là đã lỗi thời. Ngoài ra còn có các nghi ngờ về tính thống nhất của hệ thống do sự mất mát của một số căn cứ không quân và căn cứ đặt radar vào tay các nhóm nổi dậy.

Hệ thống hỏa tiễn chống phi cơ S-300 (Chưa khẳng định)

Hiện đại và có khả năng tốt hơn nhiều, S -300 đã được Syria đặt hàng từ Nga, nhưng có những nghi ngờ về việc liệu hệ thống này đã thực sự được giao, hoặc giả ngay khi đã có nó, liệu hệ thống này có hoạt động được không.
Hỏa tiến S-300 của Nga
Hiện chưa rõ liệu Syria đã có hoặc đã triển khai lại tên lửa S-30 của Nay hay chưa
S- 300 là một hỏa tiễn đất-đối-không tầm xa, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và công nghiệp chống lại phi cơ và hỏa tiễn hành trình của quân địch.
Với một hệ thống radar tích hợp có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng một lúc, nó được coi là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới.

P- 800 Yakhont hỏa tiễn chống tàu

P- 800 Yakhont, được NATO biết đến trong mã hiệu SS- N- 26, là hỏa tiễn chống tàu biển tinh vi có nguồn gốc từ Nga .
Các hỏa tiễn siêu âm có tầm hoạt động 300 km, mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 200kg, và có thể bay ở độ cao chỉ 5 - 15m, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn chúng trở nên khó khăn.

Phi cơ chiến đấu

Vũ khí của Syria
Chính quyền al-Assade chủ yếu sử dụng L-39 tấn công quân nổi dậy
Không quân Syria có một loạt các phi cơ chiến đấu chủ yếu sản xuất từ Nga, nhưng nhiều trong số đó đã cũ và lỗi thời.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tháng 5/2013 cũng cho thấy các phi cơ MiG và SU hiệu quả nhất đang “đòi hỏi cung cấp, bảo trì và huấn luyện với các phụ tùng quan trọng nhất, để chúng có thể duy trì khả năng tác chiến."
Cân nhắc các khó khăn trong vận hành, Viện ISW thấy rằng từ khi bắt đầu cuộc xung đột, không quân Syria đã chủ yếu sử dụng các phi cơ L-39 nhanh hơn, nhưng yếu hơn, thay thế cho MiG hay SU trong vai trò tấn công mặt đất chống lại lực lượng nổi dậy.

Thêm về tin này

Chuyên gia LHQ rời Syria, Damas chờ bị tấn công

Chuyên gia LHQ rời Syria, Damas chờ bị tấn công

Angela Kane và Ake Sellstrom trong phái bộ chuyên gia LHQ kết thúc nhịêm vụ và chuẩn bị rời Syria - AFP
Angela Kane và Ake Sellstrom trong phái bộ chuyên gia LHQ kết thúc nhịêm vụ và chuẩn bị rời Syria - AFP

Tú Anh
Nhóm chuyên gia vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc đã kết thúc nhiệm vụ điều tra tại Syria. Đoàn xe chở phái bộ đã rời lãnh thổ Syria sang Liban vào lúc 7 giờ 40 sáng nay 31/08/2013 giờ địa phương với hàng trăm mẫu xét nghiệm. Hoa Kỳ cho biết không cần chờ báo cáo của nhóm chuyên gia vì đã có sẵn dữ kiện trong tay. Damas tuyên bố đã sẵn sàng chờ cuộc tấn công của Tây phương.

Phái đoàn chuyên gia Liên Hiệp Quốc do tiến sĩ Aake Sellstrom hướng dẫn trên đường về lại Hoa Kỳ sau 12 ngày đến Syria điều tra tại chỗ trong điều kiện khó khăn do Damas thiếu hợp tác trong những ngày đầu.
Bân cạnh hàng trăm hình ảnh và phỏng vấn chứng nhân và nạn nhân, hàng ngàn mẫu xét nghiệm trích từ máu, nước tiểu, tóc và đất đá sẽ được hai phòng thí nghiệm châu Âu phân tích.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon sẽ được phái bộ chuyên gia báo cáo nhanh chóng nhưng thời gian chờ đợi kết quả chính thức phải mất ít nhất hai tuần mới biết là tại Ghuta, vùng ngoại ô đông Damas « có xảy ra một vụ tấn công bằng hơi ngạt hay không ».
Washington, qua nhận định của Ngoại trưởng John Kerry, không chờ đợi gì ở kết quả điều tra vì nhiệm vụ của phái bộ Liên Hiệp Quốc chỉ dừng lại ở câu trả lời « có hay không có tấn công bằng hơi ngạt mà không kết luận ai là thủ phạm ». Ngoại trưởng Mỹ cho biết là tình báo Hoa Kỳ đã thu thập đầy đủ bằng chứng kết tội Damas.
Ngay chính quyền Syria cũng tuyên bố trước không công nhận kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc nếu « không đầy đủ ». Damas quy cho phe nổi dậy là thủ phạm và đã lên án bản báo cáo của tình báo Mỹ là « ngụy tạo ».
Theo Washington, số nạn vụ thảm sát bằng hơi ngạt ngày 21/08/2013 lên đến 1429 người gồm 426 trẻ em, cao hơn con số 1300 tử vong do đối lập Syria công bố.
Giới chuyên gia quân sự, được AFP đặt câu hỏi, thẩm định thời gian thuận tiện để Hoa Kỳ sẽ ra tay là kể từ hôm nay thứ bảy, sau khi phái bộ Liên Hiệp Quốc rút khỏi Syria an toàn cho đến trước ngày 04/09 vì lúc đó tổng thống Mỹ tham dự hội nghị G20 tại thành phố Saint Petersbourg của Nga.
Ngay sau khi phái bộ Liên Hiệp Quốc rời Damas, một chỉ huy cao cấp của an ninh Syria tuyên bố với AFP là Damas đang chờ « bị tấn công bất cứ lúc nào ». Nhân vật này khẳng định là Syria « bằng tất cả khả năng sẵn sàng chống trả cuộc chiến xâm lăng không chính danh của Tây phương mà ngay công luận tây phương cũng không chấp nhận ».

Friday, August 30, 2013

Tướng Nhật Bản đánh giá quân lực Trung Cộng

Tướng Nhật Bản đánh giá quân lực Trung Cộng

Tờ "Tuần san châu Á" Hồng Kông ngày 1 tháng 9 kỳ 1 có bài viết nhan đề "Phỏng vấn  Tướng Toshio Tamogami, cựu Tham mưu trưởng hàng không Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Sức mạnh quân sự trên biển-trên không giữa Trung-Nhật cách biệt 10 năm". Cựu Tham mưu trưởng hàng không Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tương đương với Tư lệnh Không quân.

Khi đề cập đến hkmh đầu tiên Liêu Ninh của Trung cộng  đã đi vào hoạt động, được biết Trung cộng  cũng đang chế tạo hkmh khác, như vậy cán cân sức mạnh quân sự Trung-Nhật phải chăng sẽ có sự đảo ngược - tướng Toshio Tamogami cho rằng, Trung cộng  nếu thực sự sở hữu hkmh đúng nghĩa, tình hình sẽ có thay đổi.

Nhưng hkmh phải  bảo trì ở xưởng đóng tàu trong một thời gian nhất định, nếu không sẽ không thể đưa vào sử dụng, nó là một loại tàu chiến tương đối đặc biệt.

Thông thường, nếu không có 3 hkmh  cùng loại trở lên sẽ không thể duy trì đưa vào sử dụng luân phiên. Trung cộng  hiện chỉ có một hkmh Liêu Ninh được cải tạo từ hkmh Varyag của Liên Xô, hơn nữa nó cũng khó mà tổ chức  huấn luyện do trang bị cũ kỹ, cho nên còn lâu mới có thể đưa vào sử dụng trong chiến đấu thực tế.

Ngoài ra,  vấn  đề phòng thủ của hkmh và sự phối  hợp thống nhất hệ thống, chỉ huy thông tin tấn công-phòng thủ tổng thể của  đội hkmh..., những điều này Trung cộng  còn lâu mới làm được. Trong 10 năm tới phải chăng đạt được yêu cầu chiến đấu thực tế vẫn còn chưa biết.

Phẩm chất huấn luyện quân sự của Nhật Bản gấp nhiều lần Trung cộng.

Về sức mạnh quân sự thông thường, hiện nay ưu thế  quân sự trên biển-trên không của Nhật Bản có thể đánh lui ưu thế số lượng lực lượng quân sự của Trung cộng, hkmh Trung cộng  căn bản không thể có sức chiến đấu trong ngắn hạn.

Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không Nhật Bản được huấn luyện chu đáo, kỹ năng và cường độ huấn luyện của binh sĩ Trung cộng còn lâu mới bằng Lực lượng Phòng vệ.

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản còn  diễn tập chiến đấu thực tế trên biển-trên không,  thường xuyên với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, kinh nghiệm tích lũy được phải phong phú hơn Quân đội Trung cộng .

Nhật Bản còn có hơn 100 máy bay tuần tra và máy bay cảnh báo sớm tầm xa, trở thành những "con mắt" quan trọng nhất trong chiến đấu trên biển-trên không. Trong tác chiến hiện đại, Trung cộng  vẫn chưa có ưu thế về quyền kiểm soát trên không và quyền kiểm soát biển.

Hoạt động huấn luyện của Không quân Trung cộng sau Nhật Bản 30 năm

Hoạt động huấn luyện đang diễn ra của Không quân Trung cộng  là huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ 30 năm trước. Chỉ thị bay như "hướng phải", "lên cao" đều do mặt đất thông qua vô tuyến điện  chỉ huy đối với phi công,  loại huấn luyện kiểu tín hiệu mô hình  này là không thể chiến thắng được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được huấn luyện thực tế.

Một khi sóng điện từ bị gây nhiễu, vô tuyến điện sẽ xuất hiện tiếng ồn, không thể thu được chỉ thị rõ ràng, như vậy thì chẳng thể đánh  nhau  được. Hiện nay, trình độ của Không quân Trung cộng  chỉ như vậy mà thôi.

Do Toshio Tamogami rời chức vụ quân sự đã 5 năm trở lên, có thể tiết lộ một số nội tình. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản  qua kiểm tra những hình ảnh của vệ tinh trinh sát/do thám, điều máy bay trinh sát, máy bay thu thập tin tức tình báo, theo dõi không gián đoạn mọi  hoạt động  của Quân đội Trung  cộng .

Những thông tin  ở đây không phải nói nhiều,  qua những hoạt động liên lạc như giám sát điện thoại, vô tuyến, hoạt động huấn luyện của Không quân Trung cộng  thường đều sẽ biết  được.

Trong Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, đội huấn luyện bay tập hợp được những phi công có kỹ thuật ưu tú, họ nghiên cứu triệt để phương thức tấn công được máy bay chiến đấu của nước khác áp dụng, đóng vai trò máy bay địch khi bay huấn luyện.

Đối phương là phi công trẻ hoạt động tích cực ở tuyến 1, hai bên thực tấp  chiến đấu không đối không. Sau khi kết thúc, sẽ hướng dẫn  cụ thể đối với phi công trẻ.

Đương nhiên, họ cũng  nghiên cứu và phân tích đầy đủ đối với phương thức tác chiến của máy bay chiến đấu Trung cộng. Ưu thế được hình thành bởi cường độ huấn luyện và kỹ thuật như vậy của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tuyệt đối hơn hẳn Không quân Trung cộng .

Bởi vì, khi làm Tham mưu trưởng, Toshio Tamogami từng thăm Bắc Kinh, biết được thời gian huấn luyện bay của Không quân Trung cộng  và nội dung huấn luyện còn xa mới bằng Nhật Bản.

Năng lực săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.

Về điểm này, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất cũng như Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản không ngừng nâng cao năng lực tác chiến của tàu ngầm.

Tiếng ồn của các loại tàu ngầm Trung cộng  rất lớn, trong khi đó năng lực lặn sâu, êm và thời gian dài của tàu ngầm Nhật Bản tương đối cao, bám theo tàu ngầm đối phương trong thời gian dài có thể không bị phát giác, hơn nữa luôn được  huấn luyện chuyên nghiệp với độ khá cao. Có thể nói, trước khi đến được vùng hành quân  thì tàu ngầm Trung cộng đã bị bắn chìm.

Đông Bình

Mỹ lo ngại nguy cơ xung đột ở Biển Đông

Mỹ lo ngại nguy cơ xung đột ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm qua cảnh báo với những người đồng cấp châu Á về nguy cơ xảy ra xung đột, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông.

hagel1-1377839294.jpg
Ông Chuck Hagel (thứ 5 từ trái sang) trong hội nghị với các Bộ trưởng Quốc phòng châu Á ở Brunei. Ảnh:AFP
Ông Hagel cảnh báo các Bộ trưởng Quốc phòng rằng các vụ đụng độ ở những vùng biển châu Á làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quốc tế nguy hiểm.
"Các hành động tuyên bố chủ quyền biển quyết liệt không có tác dụng mà chỉ làm tăng nguy cơ xung đột, suy yếu sự ổn định khu vực và cản trở các triển vọng ngoại giao", AFP dẫn lời ông nói. 
Những phát biểu trên của ông Hagel được đưa ra tại hội nghị của các Bộ trưởng Quốc phòng diễn ra ở một khu nghỉ dưỡng nhìn ra Biển Đông của Brunei. Tại hội nghị này, ông Hagel họp bàn với những người đồng cấp của ASEAN, Trung Quốc và 6 nước khác. 
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và có nhiều hành động cũng như phát ngôn cứng rắn khiến các nước láng giềng ASEAN phản đối mạnh mẽ. Mỹ cho hay nước này không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, nhưng vẫn tăng cường hợp tác quân sự với một số quốc gia trong khu vực.
Giới chức Mỹ cho hay tại hội nghị, một số Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN đã đề xuất nhiều giải pháp để ngăn chặn xung đột, trong đó có thiết lập một đường dây nóng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc và một thỏa thuận về việc "không sử dụng vũ lực". 
Tuy nhiên, các nỗ lực chính tập trung vào việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Mỹ hoan nghênh ý tưởng này, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, lên tiếng phản đối và cho rằng Hội nghị này không phải là diễn đàn thích hợp để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông
"Phía Trung Quốc luôn ủng hộ giải quyết các vấn đề này một cách trực tiếp giữa các nước", ông nói. Trung Quốc từ lâu đã khẳng định quan điểm giải quyết tranh chấp theo hướng song phương thay vì đa phương. Nước này chưa tỏ thái độ mặn mà bàn thảo về COC.
Trong chuyến công tác một tuần tại châu Á, ông Hagel nhấn mạnh việc giải quyết các bất đồng trên biển thông qua giải pháp hòa bình, không cưỡng ép, nhưng không trực tiếp chỉ trích Trung Quốc. Ông vừa có cuộc gặp với ông Thường hôm 28/8 ở Brunei, sau khi tiếp người đồng cấp này ở Washington hồi đầu tháng. 
Trong chuyến công du với các điểm dừng chân bao gồm cả Malaysia, Indonesia và Philippines, ông chủ Lầu Năm Góc cũng nhiều lần khẳng định cam kết của Washington trong việc "tái cân bằng" lực lượng tại châu Á, bất chấp áp lực về ngân sách và các vấn đề Trung Đông. Nhấn mạnh bước dịch chuyển của Washington, ông Hagel đã mời các Bộ trưởng Quốc phòng tổ chức một cuộc họp lần đầu tiên vào năm tới tại Mỹ. Những người đồng cấp đã chấp thuận lời mời.
Anh Ngọc

Mỹ cảnh báo nguy cơ đối đầu do tranh chấp biển đảo

ASEAN: Mỹ cảnh báo nguy cơ đối đầu do tranh chấp biển đảo

Bộ tưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (DR)
Bộ tưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (DR)

Anh Vũ
Sáng nay tại Brunei đã khai mạc Hội nghị Bộ tưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) với 8 đối tác đối thoại gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. Tại ADMM+ lần thứ 2 này, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo các đồng nhiệm châu Á về nguy cơ đối đầu nguy hiểm giữa các nước trong khu vực do các tranh chấp trên biển gia tăng.

Trong diễn văn đọc tại Brunei hôm nay, Bộ trưởng Chuck Hagel tuyên bố : « các hành động trên biển nhằm bảo vệ cho các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ không làm tăng thêm sức nặng cho đòi hỏi của nước này hay nước khác. Trái lại, những hành động đó chỉ làm gia tăng nguy cơ đối đầu, phá vỡ ổn định khu vực và làm suy yếu khả năng giải quyết bằng ngoại giao ».
Một quan chức cao cấp khác của Hoa Kỳ có mặt tại hội nghị nói rõ thêm với báo chí rằng tất cả các nước đều lo ngại những đòi hỏi hung hăng về chủ quyền có thể dẫn tới xung đột.
Trên thực tế các tranh chấp biển đảo trên các khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gia qua ngày càng gia tăng rõ rệt do việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông và thương xuyên bị tố cáo có hành vi gây hấn với các nước láng giềng.
Còn tại vùng biển Hoa Đông, tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã từng dẫn đén căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế của châu Á.
Theo nhiều quan chức Mỹ, tại hội nghị ADMM+ lần này, một số nước trong khối ASEAN đã đề xuất việc lập đương điện thoại đỏ với Trung Quốc và tiến tới ký một thỏa thuận cấm sử dụng vũ lực trong tranh chấp biển đảo.
Nhằm giải tỏa các căng thẳng và tránh xung đột từ tranh chấp chủ quyền, các nước trong khu vực từ nhiều tháng qua đã cố gắng tập trung cùng nhau xây dựng một Bộ luật ứng xử trên Biển Đông nhưng vẫn vấp phải thái độ chần chừ của Trung Quốc.
Trong vòng công du các nước châu Á tuần qua, bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nhiều lần khuyến cáo các nước có liên quan nên giải quyết các tranh chấp bằng các giải pháp hòa bình, không cưỡng ép nhau.
Tuy nhiên, lãnh đạo Quốc phòng Mỹ cũng cẩn thận không trực tiếp chỉ trích Trung Quốc. Dự kiến trong ngày hôm nay, ông Hagel có cuộc gặp với đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn bên lề của hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, trước khi lên đường tới Philippines.

Tổng thống Pháp: Có thể đánh Syria vào ngày 4.9