Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria?
Cập nhật: 13:12 GMT - thứ bảy, 31 tháng 8, 2013
Trong lúc Hoa Kỳ cân nhắc hành động quân sự chống lại Syria để phản ứng một cuộc tấn công vũ khí hóa học gây tranh cãi được nhắm vào thường dân, có thể điểm qua một số loại vũ khí có thể được triển khai của cả hai bên trong những ngày sắp tới.
Quân Mỹ
Hỏa tiễn hành trình Tomahawk
Những hỏa tiễn này có thể được phóng từ tàu hoặc tàu ngầm. Chúng được trang bị động cơ phản lực cánh quạt nhỏ, tương tự như phi cơ thương mại, sử dụng để hành trình đến mục tiêu.
Chúng có tiết diện nhỏ, bay ở độ cao thấp và rất khó phát hiện. Tomahawks phát ra ít nhiệt vì vậy chúng không thể bị phát hiện bằng tia hồng ngoại.
Chúng có tầm hoạt động khoảng 1.600 km và bay với vận tốc chừng 880 km/h.
Hỏa tiễn đạt mục tiêu bằng cách sử dụng phần mềm Terrain Cantour Matching, hoạt động trên cơ sở kết hợp điểm quan sát trên mặt đất với bản đồ lộ trình. Nó mang một đầu đạn hạt nhân từ 450 kg – 1.360kg.
Khu trục hạm lớp Arleigh Burke
Hoa Kỳ có bốn khu trục hạm lớp Arleigh Burke ở đông Địa Trung Hải.
Chiến hạm dài 154 m và có thể mang hỏa tiễn hành trình. Đây là một trong những trang bị vũ khí lớn nhất và nặng nề nhất của tàu khu trục Hoa Kỳ.
Đây là chiến hạm đầu tiên của quân Mỹ được thiết kế một hệ thống lọc không khí để bảo vệ chống lại chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học.
Tàu sân bay
Hoa Kỳ có hai tàu sân bay trong khu vực, tàu sân bay USS Harry S. Truman và tàu USS Nimitz.
Cả hai chiến hạm khổng lồ sử dụng năng lượng hạt nhân thừa sức phát động các cuộc không kích, nhưng nếu hành động can thiệp được Hoa Kỳ lập kế hoạch là hạn chế, thì khi đó chúng có thể không được đưa vào sử dụng.
Các tàu sân bay nằm trong số các tàu lớn nhất thế giới, với chiều dài gần 330m và có một phi đội lên đến 85 phi cơ.
Phi cơ tiêm kích/ném bom F-16
F-16 nổi danh là một trong những phản lực cơ chiến đấu đáng tin cậy, dễ điều khiển và hiệu quả nhất trên thế giới.
Nó là một tiêm kích cơ đa năng, với khả năng tấn công các phi cơ khác trên không và tìm diệt các mục tiêu trên mặt đất.
Những tiêm kích cơ này là xương sống của lực lượng không quân Hoa Kỳ và khi lần đầu tiên xuất hiện, chúng đã mang tới các cách tân về điều khiển bằng hệ thống mạng điện tử thay vì hệ thông cáp cơ giới, trong điều khiển phi cơ chiến đấu.
F16 có tầm hoạt động khoảng 3.220 km, cho phép duy trì trong vùng chiến đấu lâu hơn các chiến đấu cơ khác. Nó được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và các phi công ngồi trong một buồng lái toàn kính (không có khung) giúp cho quan sát tốt hơn.
Đóng căn cứ tại Incirlik hoặc Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể cũng hoạt động từ Jordan, F16 có thể được sử dụng trong bất kỳ cuộc tấn công nào có thể diễn ra chống Syria.
Đại bàng tấn công F-15
Là tiêm kích cơ đa chức năng, phi cơ chiến đấu F- 15 Strike Eagle được thiết kế cho các cuộc tấn công mặt đất với tầm hoạt động xa, ở tốc độ cao.
Lực đẩy kết hợp từ hai động cơ của F-15 có nghĩa là tiêm kích cơ có thể tăng tốc ngay cả khi đi lên thẳng.
F15E Strike Eagle được trang bị hệ thống định vị và xác định mục tiêu "Lantirn" nhằm cải thiện độ chính xác của các cuộc oanh kích bằng cách sử dụng bom hồng ngoại hoặc bom dẫn đường bằng laser.
Phi cơ này có radar địa hình được kết nối với hệ thống lái tự động của phi cơ, để nó có thể bám theo đặc điểm địa hình, địa vật ở độ cao chỉ 30.
Quân Pháp
Nếu Pháp tham gia vào bất kỳ cuộc tấn công nào, quân Pháp có các hỏa tiễn hành trình Scalp với tầm hoạt động khoảng 500km.
Các hỏa tiễn này có thể được bắn từ các phi cơ chiến đấu Mirage 2000 và Rafale.
Pháp cũng có một tàu sân bay ở Địa Trung Hải và các căn cứ không quân ở Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất .
Charles de Gaulle, hiện đóng căn cứ ở Toulon, là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mang tới 40 phi cơ chiến đấu. Nó có một thủy thủ đoàn và nhân viên dưới 2.000 người trên tàu. Mặc dù nhỏ hơn so với Tàu sân bay lớp Nimitz của Hoa Kỳ (chiếc US Nimitz Class), Charles de Gaulle vẫn là một tàu sân bay ấn tượng vớ độ dài 262 m.
Quân Nga
Nga nói họ đang gửi hai tàu chiến đến Địa Trung Hải, một tàu tuần dương mang hỏa tiễn, chiếc Moskva, và một tàu chống tàu ngầm. Nga là đồng minh của Syria và phản đối sự can thiệp quân sự.
Hiện vẫn chưa biết chính xác khi nào hai chiến hạm trên sẽ đến khu vực, nhưng việc triển khai của các tàu này đã được Nga mô tả như một phần của kế hoạch luân chuyển của các chiến hạm ở Địa Trung Hải .
Vũ khí chính của Syria
Hỏa tiễn chống phi cơ S-200 Angara
Hỏa tiễn S- 200, được NATO đặt mã hiệu là SA- 5 "Gammon", là một hỏa tiễn chống phi cơ đáng nể do Nga thiết kế trong những năm 1960.
Phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Syria có thể có tám khẩu đội S -200 triển khai giữa hai trung đoàn phòng không.
Hỏa tiễn mang nhiên liệu lỏng và được thiết kế để bay với tốc độ lên tới Mach 8. Nó được radar hướng dẫn đến mục tiêu, trước khi kích nổ một đầu đạn có sức công pháo cao nặng 217kg.
Nga đã bắt đầu quá trình rút bỏ S- 200 ra hơn 20 năm trước và hệ thống này được các phân tích giai quân sự coi là đã lỗi thời. Ngoài ra còn có các nghi ngờ về tính thống nhất của hệ thống do sự mất mát của một số căn cứ không quân và căn cứ đặt radar vào tay các nhóm nổi dậy.
Hệ thống hỏa tiễn chống phi cơ S-300 (Chưa khẳng định)
Hiện đại và có khả năng tốt hơn nhiều, S -300 đã được Syria đặt hàng từ Nga, nhưng có những nghi ngờ về việc liệu hệ thống này đã thực sự được giao, hoặc giả ngay khi đã có nó, liệu hệ thống này có hoạt động được không.
S- 300 là một hỏa tiễn đất-đối-không tầm xa, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và công nghiệp chống lại phi cơ và hỏa tiễn hành trình của quân địch.
Với một hệ thống radar tích hợp có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng một lúc, nó được coi là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới.
P- 800 Yakhont hỏa tiễn chống tàu
P- 800 Yakhont, được NATO biết đến trong mã hiệu SS- N- 26, là hỏa tiễn chống tàu biển tinh vi có nguồn gốc từ Nga .
Các hỏa tiễn siêu âm có tầm hoạt động 300 km, mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 200kg, và có thể bay ở độ cao chỉ 5 - 15m, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn chúng trở nên khó khăn.
Phi cơ chiến đấu
Không quân Syria có một loạt các phi cơ chiến đấu chủ yếu sản xuất từ Nga, nhưng nhiều trong số đó đã cũ và lỗi thời.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tháng 5/2013 cũng cho thấy các phi cơ MiG và SU hiệu quả nhất đang “đòi hỏi cung cấp, bảo trì và huấn luyện với các phụ tùng quan trọng nhất, để chúng có thể duy trì khả năng tác chiến."
Cân nhắc các khó khăn trong vận hành, Viện ISW thấy rằng từ khi bắt đầu cuộc xung đột, không quân Syria đã chủ yếu sử dụng các phi cơ L-39 nhanh hơn, nhưng yếu hơn, thay thế cho MiG hay SU trong vai trò tấn công mặt đất chống lại lực lượng nổi dậy.
No comments:
Post a Comment