Sunday, July 21, 2013

Từ chuyện bộ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD

Từ chuyện bộ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD

 
5 tháng vùi đầu vào mạng ebay, kỹ sư Việt kiều bất ngờ về kho bản đồ cổ của phương Tây và Trung Quốc, cho thấy cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam… 5 tháng nửa cuối năm 2012, Trần Thắng vùi đầu vào máy tính trong phòng làm việc ở Mỹ. Không phải tìm kiếm, nghiên cứu thông tin cho công việc liên quan sản xuất động cơ máy bay mà anh đang làm cho hãng Pratt&Whitney của Mỹ. Mà để… mua bản đồ.

Một cuốn atlas do Trung Quốc xuất bản, trong đó chỉ rõ cực nam của nước này là đảo Hải Nam
Trong chừng đó thời gian, kỹ sư cơ khí Việt kiều Mỹ này “vét” được 150 bản đồ xịn nhất từ những nhà sưu tập bản đồ cổ khắp nơi trên thế giới bán trên mạng ebay. Anh tự hào về thành quả: 150 bản đồ kéo dài khoảng 400 năm từ 1618 đến 2008, gồm trên 100 nhà xuất bản từ 7 quốc gia: Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ và Nga. Trong 100 bản đồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc chào bán, anh mua được 80 chiếc.Bản đồ vẽ Hoàng Sa của Việt Nam có 70 cái, anh mua được 50 và sở hữu 3 cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1919 và 1933.Ý tưởng tìm mua bản đồ cổ của phương Tây và cả Trung Quốc về lãnh thổ Trung Quốc như những bằng chứng xác thực chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của nước này đến bất ngờ với kỹ sư Việt kiều này.
Trần Thắng - nhà sưu tầm bản đồ cổ về chủ quyền Việt Nam
Cuối tháng 7/2012, khi đọc tin trên mạng TS Mai Hồng tặng bản đồ cổ của Trung Quốc mà ông sưu tầm được cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, anh đã thử vào ebay và bất ngờ thấy kho bản đồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc rất phong phú.Bất ngờ nữa, những bản đồ này đều vẽ cương giới cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam như nước này luôn tự nhận chủ quyền đầy phi lý. Trong số đó có những bản đồ hiếm như hai cuốn atlas 1919 và 1933 mà Trần Thắng đồ rằng “chưa chắc có ở Trung Quốc”.Có một chuyện vui là người bán cuốn atlas 1919 ở Ba Lan cho anh đã sưu tầm và sở hữu nó 10 năm. Anh là người đầu tiên hỏi mua cuốn này. Họ hét giá 10.000 USD do giá trị cổ.“Thấy mắc quá nhưng nếu mình không mua thì có thể họ lại bán cho ai đó ở Trung Quốc. Vậy là tôi nhờ người ta để dành để kiếm đủ tiền thì mua đứt. Hay như cuốn atlas 1933 rao bán ở Đài Loan, vừa đến New York hai tuần tôi tình cờ biết được và tới mua ngay” - Trần Thắng kể.Giá trị nhất trong 150 bản đồ lẻ là bản đồ về Năng lượng khí đốt và tài nguyên của lãnh thổ Trung Quốc, do Cục Môi trường và Bộ Nội vụ Mỹ phát hành năm 1975.
Bản đồ giá trị nhất trong bộ sưu tập 150 bản đồ do Việt kiều Trần Thắng tặng
Thời điểm đó, Mỹ đến Trung Quốc nghiên cứu thời kỳ phát triển công nghiệp, bản đồ này ghi tất cả các nguồn khoáng sản, nguồn năng lượng đặt trên lãnh thổ Trung Quốc. Theo anh, bản đồ này có giá trị về mặt khoa học, pháp lý và lịch sử.Tổng số tiền anh bỏ ra mua bản đồ 13.000 USD, trong đó 3.000 USD là của huyện Hoàng Sa quyên, 5.000 USD của bạn bè quyên và phần còn lại tiết kiệm từ thu nhập cá nhân. Hòm hòm kho bản đồ, anh liên lạc với giới nghiên cứu ở Việt Nam để tặng toàn bộ.Toàn bộ 150 bản đồ, 3 cuốn atlas này sau khi được các nhà nghiên cứu thẩm định giá trị đã được Bộ Thông tin và Truyền thông gom như một phần tư liệu cho cuộc trưng bày tài liệu, thư tịch cổ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa lớn nhất từ trước đến nay, đang trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.Tư liệu phong phúTại cuộc triển lãm, các nguồn bản đồ và tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây được đặt cùng nhau dễ dàng có thể kiểm chứng, làm tăng thêm giá trị, độ chuẩn xác.
Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược, đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ 16 đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng. Trong đó, mảng tư liệu bản đồ và thư tịch cổ của phương Tây, tuy sưu tập chưa hết, cũng đã có đến vài trăm bản.Ông Ngọc kể trong một chuyến công tác tại Pháp, ông từng chụp được hơn 100 bản đồ có liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo để nghiên cứu, do thiếu kinh phí chưa mua đứt được. Ông hy vọng trong thời gian sớm nhất Nhà nước có thể mua lại để có thể tham khảo, thẩm định và đưa ra trưng bày cho công chúng.TS Trần Đức Anh Sơn, Viện phó Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng kể, sau khi kỹ sư Việt kiều Trần Thắng liên hệ với anh để đưa bộ sưu tầm bản đồ, tư liệu về Việt Nam, các kiều bào ở Hà Lan, Đức cũng gửi bản đồ về.Có lẽ với các nhà nghiên cứu Việt Nam, điều thiếu nhất không phải là nguồn tư liệu, thư tịch ở cả trong và ngoài nước. Vấn đề lớn là thời gian. Thời gian để sưu tầm và thẩm định vì nguồn tư liệu quá phong phú.Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các cơ quan chức năng sẽ đưa các bản sao về đầu mối và đặt trong tổng thể để đánh giá đầy đủ các giá trị, nghiên cứu và giám định.Bộ cũng sẽ sớm hoàn thành “mềm hóa” bộ tư liệu, thư tịch, bản đồ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này dưới dạng CD để làm tài liệu bỏ túi cho bất cứ người dân, cơ quan, tổ chức ban ngành nào có thể sử dụng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Linh Thư - Hồng Nhì- Ảnh: Lê Anh Dũng
 

Hoa Kỳ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông

Hoa Kỳ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông

Tàu cận chiến duyên hải USS Independence của Mỹ (nguồn: www.navy.mil)
Tàu cận chiến duyên hải USS Independence của Mỹ (nguồn: www.navy.mil)

Trọng Nghĩa
Bắt đầu từ ngày mai, 22/07/2013, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lên đường công du Châu Á với hai chặng dừng chính là Ấn Độ và Singapore. Nhà Trắng Mỹ không hề che giấu, mục tiêu chuyến đi lần này của ông Joe Biden còn nhằm khẳng định lại quyết tâm « xoay trục » sang Châu Á của chính quyền Obama.

Chặng ghé Singapore của Phó Tổng thống Biden không phải là ngẫu nhiên vì quốc gia Đông Nam Á này, cùng với Philippines, đang càng lúc càng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống bố trí lực lượng của Mỹ quanh Biển Đông, nhằm dự phòng mọi bất trắc đến từ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng với việc Trung Quốc công khai đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích, và càng lúc càng tung thêm lực lượng quân sự và bán quân sự đi tuần tra trong khu vực để áp đặt yêu sách chủ quyền, sắn sàng dùng võ lực xua đuổi, sách nhiễu tàu thuyền các nước khác tại những nơi mà Bắc Kinh cho là của Trung Quốc.
Về bề nổi, các cuộc thảo luận của Phó Tổng thống Mỹ với ba lãnh đạo Singapore cao cấp nhất - Tổng thống Tony Tan Keng Yam, Thủ tướng Lý Hiển Long và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu – sẽ đề cập đến tình hình Biển Đông và nỗ lực của khối ASEAN- mà Singapore là một thành viên quan trọng - muốn tiến tới một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc nhằm ngăn ngừa xung đột.
Trọng tâm này đã được chính ông Biden gợi lên hôm 18/07 vừa qua,khi Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc và ASEAN đẩy mạnh đàm phán trên trên các quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Tuy nhiên, ngoài hoạt động ngoại giao trên đây, chuyến thăm Singapore của nhân vật lãnh đạo số hai Hoa Kỳ còn có một mục tiêu khác không được quảng bá rộng rãi. Đó là thị sát việc tái bố trí lực lượng quân sự Mỹ trong khuôn khổ chiến lược xoay trục qua Châu Á đã được chính quyền Obama quyết định và đang từng bước thực hiện, với Biển Đông được xem là một trọng tâm.
Theo một quan chức Mỹ cao cấp xin giấu tên, tại Singapore, Phó Tổng thống Biden sẽ ghé thăm một căn cứ hải quân Mỹ và chiến hạm USS Freedom, một chiếc tàu chiến thế hệ mới nhất vừa được Mỹ triển khai tại vùng Biển Đông, đặt bản doanh tại Singapore. Đây là chiếc tầu cận chiến duyên hải LCS (Littoral Combat Ship) đầu tiên trong số 4 chiến hạm mà Hoa Kỳ đã quyết định cử đến hoạt động trong khu vực.
Vừa đến Đông Nam Á vào tháng Tư vừa qua, chiếc USS Freedom đã bắt đầu tham gia tập trận với các đối tác của Mỹ trong vùng – mà cụ thể là với Malaysia - để thích nghi với địa bàn hoạt động, tăng cường hiệu năng chiến đấu khi cần thiết.
Trên trang mạng của tờ báo Philippine Daily Inquirer ngày 18/07/2013, nhà báo Bernie Lopez đã nêu bật hỏa lực hùng hậu và tính chất cực kỳ hiện đại và linh hoạt của loại chiến hạm đời mới này của Mỹ, hầu như có thể thay thế các loại khu trục hạm và tuần dương hạm lớn hơn nhưng di chuyển chậm hơn.
Đây là loại vũ khí được cho là có khả năng đối phó hữu hiệu với chiến lược chống tiếp cận được Trung Quốc áp dụng, và không phải là ngẫu nhiên mà ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã thuyết phục được Singapore cho sử dụng cảng tại chỗ để làm bản doanh cho loại chiến hạm này, sẽ chủ yếu hoạt động tại vùng Biển Đông.
Ngoài Singapore, Mỹ cũng đang đàm phán với Manila để cho tàu chiến và phi cơ của hạm đội Thái Bình Dương được dễ dàng ra vào và lưu lại các căn cứ quân sự, hải cảng và sân bay trên lãnh thổ Philippines. Mục tiêu của Hoa Kỳ được cho là không phải sử dụng bất kỳ cơ sở nào, mà chủ yếu là các căn cứ nhìn ra Biển Đông, chẳng hạn như căn cứ hải và không quân của Mỹ trước đây ở vịnh Subic gần Manila.
Các nguồn thạo tin mới đây đã tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Washington đã xác định được khoảng một chục cơ sở quân sự và dân sự tại Philippines mà quân đội Mỹ muốn sử dụng, và đa số các cơ sở này đều nhìn ra Biển Đông.
Đàm phán Mỹ - Philippines vẫn đang tiếp diễn, nhưng các ví dụ từ Singapore cho đến Philippines, đều chứng tỏ rằng, dù không rầm rộ tuyên bố công khai, những rõ ràng là Hoa Kỳ đang từng bước thực hiện chiến lược xoay trục qua vùng châu Á – Thái Bình Dương, với khu vực quanh Biển Đông là một trong những ưu tiên.
TAGS: BIỂN ĐÔNG - CHÂU Á - CHỦ QUYỀN - HOA KỲ - LÃNH THỔ - MỸ - PHÂN TÍCH - QUỐC TẾ - TRANH CHẤP

Thursday, July 11, 2013

Việt Nam, biển Đông chiếm chỗ nào trong Đối thoại Chiến lược Mỹ-Trung?


Việt Nam, biển Đông chiếm chỗ nào trong Đối thoại Chiến lược Mỹ-Trung?

Việt-Long, RFA 
2013-07-11
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
china-fleet
Hạm đội Trung Quốc trên biển Đông
pic-chinamil.com photo
Sáng thứ tư, 9 tháng 7, tại Washington hai phái đoàn cao cấp nhất của Hoa Kỳ-Trung Quốc họp hội nghị đối thoại song phương về chiến lược và kinh tế. Nghị trình bao gồm các đề tài an ninh mạng, kinh tế, thương mại và quốc phòng.

Vấn đề hacker Trung Quốc

Lập trường hai bên ra sao trong vấn đề an ninh mạng, sau khi Edward Snowden sang Hồng Kông tố cáo Washington do thám điện thoại, internet ở Hoa Kỳ và xâm nhập mạng của Trung Quốc cùng nhiều nước khác?
dialogue
Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong hội nghị Đối thoại Chiến lược Mỹ-Trung, 9 tháng 6, 2013 - White House document
Một cuộc thảo luận bàn tròn của chương trình này đã nói rằng sự tiết lộ của Edward Snowden đã đem tới cho Trung Quốc một món quà và là vũ khí quý báu để phản công những chỉ trích của Hoa Kỳ về vụ hacker Trung Quốc đánh cắp những tài liệu thiết kế nhiều sản phẩm kỹ nghệ cao cấp, đặc biệt là cả những vũ khí tối tân và lợi hại nhất của Mỹ.
Tuy nhiên sau hội nghị thượng đỉnh với chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Barrack Obama đã lên truyền hình trả lời phỏng vấn, nói rằng qua hội nghị thượng đỉnh ông nhận thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc có đức tính khiêm cung hơn nhưng lại nắm giữ quyền hành trong nước chắc chắn hơn những người tiền nhiệm, và họ Tập chịu lắng nghe luận điểm của đối tác Hoa Kỳ. Ông Obama cho biết ông đã nhấn mạnh vấn đề an ninh và hành động xâm nhập mạng của hackers Trung Quốc để đánh cắp những sản phẩm trí tuệ quý giá nhất, một hành động mà Tổng thống Obama nói là sẽ tiêu huỷ những sáng tạo công nghiệp, là trọng tâm của sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama tiết lộ rằng trong những giờ phút đàm đạo riêng giữa hai nhà lãnh đạo, ông họ Tập tỏ ra hiểu rằng phía Trung Quốc cần phải làm gì và chỉ tiến tới giới hạn nào thôi.

Còn hacker Hoa Kỳ?

Sau vụ bị Pháp và Đức phản đối cũng vì chuyện xâm nhập internet, Tổng thống Mỹ từng nói đó là việc mà tình báo nước nào cũng làm, và chỉ hạn chế ở một mức độ nào đó mà thôi, không so được với việc đánh cắp sản phẩm trí tuệ như Trung Quốc đã làm với Mỹ, vì đó là điều quá đáng, không thể chấp nhận.
Hội nghị đối thoại chiến lược không phải là lúc hai nước lớn đem vấn đề an ninh mạng ra để chỉ trích, cãi vã với nhau như ta thấy truyền thông Trung Quốc đã làm. Hai bên sẽ thảo luận nghiêm chỉnh với tư thế của những nước lớn nói chuyện cộng tác chiến lược.
Trung Quốc sẽ làm được điều này. Lần đối thoại chiến lược kỳ trước ở Bắc Kinh đã bị phủ mây mờ vì vụ người bất đồng chính kiến khiếm thị Trần Quang Thành trốn vào toà đại sứ Mỹ, trong lúc tranh cãi giữa viên chức ngoại giao hai bên diễn ra rất gay gắt. Nhưng hội nghị đối thoại không bị ảnh hưởng. Các cấp dưới ở bên ngoài tìm cách giải quyết êm thắm bằng sự nhượng bộ đáng kể và thuận lý của Bắc Kinh. Hội nghị chỉ bàn thảo những vấn đề chiến lược, không hề nói một lời đến sự kiện gạy nhiều tai tiếng ấy.
Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã biết nhắm tới mục tiêu chiến lược của công cuộc hợp tác, bỏ qua những sự kiện có bề ngoài to lớn, ồn ào nhưng không phải là việc quốc gia chính yếu của hai bên.
Lần hội nghị này, các viên chức Hoa Kỳ xác định rằng hai việc liên quan đến an ninh mạng từ hai phía là hai chuyện khác nhau.  Mỹ sẽ không để cho chuyện Hoa Kỳ do thám và xâm nhập mạng bị đem ra để phản công giúp cho chuyện Trung Quốc đánh cắp sản phẩm trí tuệ và thiết kế vũ khí của Hoa Kỳ.
summit
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung 2013 tại Califonia -Sreen caption
Vấn đề được chú trọng tiếp theo trong hội nghị là thương mại, và tiền tệ. Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc mở rộng thị trường cho giới đầu tư Hoa Kỳ và ấn định lại tỷ giá đồng nhân dân tệ để Washington không thiệt thòi trong công cuộc thương mại với Trung Quốc. Tổng trưởng tài chính Hoa Kỳ Jack Lew có trong phái đoàn Hoa Kỳ chứng tỏ hai bên sẽ bàn thảo về tiền tệ, môt vấn đề nhức óc cho Mỹ từ lâu nay. Trung Quốc cũng sẽ nêu vấn đề Mỹ áp thuế chống phá giá cho nhiều sản phẩm của họ, nhưng đó không phải là đề tài lớn và gay go như những việc trước, trong nghị trình.

Thế liên lập, với những nan đề gai góc

Rõ ràng người ta thấy càng ngày hai bên Mỹ-Trung càng cần đến nhau trong thế liên lập, không thể đối lập, theo sách lược 'cộng đồng đồng tiến'. Sách lược này được Hoa Kỳ quảng bá và áp dụng rộng rãi cho cả đồng minh lẫn các nước thua trận từ sau thế chiến thứ hai. Ngày nay người Mỹ vẫn áp dụng và khai triển nó sang cả những nước thù nghịch trước đây, thuộc khối Cộng Sản. Trong bối cảnh phải dựa vào nhau để cùng phát triển thì vấn đề quốc phòng, nhất là ở châu Á, từng gây mâu thuẫn, sẽ được quyết định ra sao?
Vấn đề nhiều gai góc giữa Washington với Bắc Kinh về an ninh quốc phòng ở châu Á vẫn là biển Đông và biển Hoa Đông.
Trên bề mặt ngoại giao, hai bên đều tuyên bố những lời hoà dịu và hợp tác. Tổng thống Obama từng nói ở hội nghị thượng đỉnh California rằng sự phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ; một nước Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ đem lại lợi ích cho chính họ mà còn cho cả Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc thì nói không gian Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho cả hai nước Mỹ Hoa cùng cùng khai thác để cùng phát triển.
Trong hội nghị đối thoại chiến lược lần này dường như vấn đề biển Đông và biển Hoa đông không được giành đủ thời gian thảo luận,vì những vấn đề khác quan trọng hơn nhiều đối với cả hai bên. Việc liên quan đến quốc phòng của châu Á Thái Bình Dương phải được hai bên giải quyết êm thắm, trong khi phải kềm chế những hành vi cứng rắn bộc phát giữa những mâu thuẫn quyền lợi liên quan đến lãnh hải mà chưa đạt được đồng thuận hoàn toàn. Dù có nói năng dịu ngọt đến đâu, Mỹ vẫn tăng cường lực lượng cho hải quân Singapore, Malaysia là để giữ chặt quyền kiểm soát thuỷ lộ eo biển Malacca, con đường sinh tử của Trung Quốc mà 50% số tàu đi qua là của Bắc Kinh.
Giới lãnh đạo ngoại giao, quốc phòng  của Hoa Kỳ đã không ít lần trấn an các quốc gia châu Á bằng cách nhắc đi nhắc lại chính sách châu Á của Washington, bằng những chuyến thăm viếng qua lại trong nhiều năm gần đây.
Vậy giữa những lời hoa mỹ của hai nhà lãnh đạo, chiến lược chuyển trục chiến lược về châu Á của Mỹ sẽ đi về đâu?
Hoa Kỳ không bao giờ có thể hoạch định và nhiều lần khẳng định một chiến lược quốc phòng, kinh tế hoàn thành vào tận năm 2020, mà chỉ để cho 60% lực lượng quân sự và các hạm đội hàng đầu của thế giới chạy biểu diễn chơi ở biển Đông, ở Thái Bình Dương, để nhìn Trung Quốc lấn lướt hết đảo này đến quần đảo nọ ở Đông Á và Đông Nam Á.
Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc sẽ hết sức tránh chiến tranh nóng với nhau, nhưng Trung Quốc cũng không thể từ bỏ tham vọng đại dương, trong khi Hoa Kỳ nhất quyết giữ chặt ảnh hưởng ở châu Á . Hai bên phải tìm ra một chính sách chung hầu có thể cùng phát triển, trong khi Hoa Kỳ làm nhiệm vụ một chiếc dù về an ninh để ngăn đe Trung Quốc có những hành động quân sự thô bạo trong vấn đề lãnh hải, lãnh thổ và khai thác các vùng biển xung quanh họ.

Việt Nam: đầu sóng ngọn gió

Giữa những khó khăn kinh tế và chính trị nội bộ ở Bắc Kinh, Trung Quốc có thể tìm cách gây sự với các nước xung quanh để trong nước chú ý ra bên ngoài, đoàn kết lại nội bộ hầu đối phó với đủ loại 'âm mưu' mà Bắc Kinh có thể nghĩ ra.
Vì vậy công việc của Việt Nam, Philippines, Nhật Bản vẫn là phải có khả năng quốc phòng mạnh mẽ, đủ sức phòng thủ và đối phó đầu tiên nếu Trung Quốc ra mặt bành trướng bằng quân sự.
Vì thế tất cả các nước Đông Nam Á đều đang vội tăng cường võ trang, tăng cường binh lực, hiện đại hoá quân sự, y như một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng không phải đua với nhau mà là đua nhau đề phòng Trung Quốc.
Dù phải khiêm nhường và chiều luỵ cách nào với Trung Quốc, có ký kết tới đâu với Bắc Kinh, không bao lâu nữa Việt Nam sẽ phải có biện pháp quốc phòng mạnh mẽ hơn ở biển Đông, phải chống lại cho bằng được những vụ ức hiếp từ nhỏ đến lớn, như mới xảy ra gần nhất là vụ là tàu cá Quảng Ngãi bị đuổi bắt, cướp phá, đánh đập ở Hoàng Sa.
panetta
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thăm Việt Nam, tháng 6, 2012 - businessinsider.com photo
Người Việt, chính quyền cũng như người dân, ai ai cũng hiểu thế nào là sách lược 'tằm ăn dâu' của Trung Quốc, ngày nay họ gọi là "gặm nhấm" bằng quân sự kết hợp với áp lực kinh tế, để chiếm từng hòn đá, từng bãi cạn, từng đảo nọ rồi sang quần đảo kia, cùng lúc vây rào chắc chắn lấy phần lãnh thổ lãnh hải đã xâm chiếm bằng lực lượng hải quân đang vùn vụt phát triển để đối đầu với các hạm đội Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ...
Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược sang châu Á để đối phó với ai, nếu không phải là để kềm chế tham vọng của Trung Quốc nhất quyết chiếm trọn biển Đông cùng các vị trí địa chính trị và thị trường Đông Nam Á và châu Á của Hoa Kỳ? Không có sức mạnh quân sự hỗ trợ thì cũng không thể tạo dựng vững chắc thế liên lập với cường quốc khác, là khuynh hướng của thế giới trong thời đại ngày nay.
Dấu hỏi lớn cho Việt Nam không còn là liệu Trung Quốc có lấn chiếm và áp chế để khuất phục về chính trị, quốc phòng, kinh tế hay không, mà là liệu mình có đủ sức mạnh chính trị, kinh tế, quốc phòng, và các cường quốc khác có sẵn lòng giúp mình chống lại nước láng giềng với mối bang giao '16 chữ vàng', chống lại nước đàn anh từng cung cấp đến mỗi hạt gạo, mỗi cây kim sợi chỉ để Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 'kháng chiến chống Mỹ vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho toàn thế giới'.

Wednesday, July 10, 2013

HOÀNG GIA CỘNG SẢN VN

HOÀNG GIA CỘNG SẢN VIỆT NAM 


- “Trên phế tích hoang tàn đổ nát của quốc tế cộng sản - CSVN bới lượm phế liệu, dùng công an/an ninh làm “vôi vữa” xây dựng một “hoàng gia CS” cho riêng mình”. Khi toàn bộ cấu trúc của “đế chế” quốc tế cộng sản đã như những đống hoang tàn đổ nát ở bãi phế thải thì hiện tại giữa thế kỷ 21- đảng CS Việt Nam “biến thể” trên hoang tàn đổ nát đó thành một vương triều Hoàng Gia mang họ “đảng” của tộc họ CS Việt Nam.
Một cái họ “ngoại lai” du nhập, với thái thượng hoàng là Tổng Bí Thư/ngự ngai trưởng tộc “đảng” - Chủ Tịch nước là Vua - Thủ tướng là Chúa - Nội các chính phủ là công hầu khanh tướng (con cháu bầy đàn dòng họ) lãnh ấn sắc phong, tề tựu chia nhau các phẩm trật vai vế triều đình và tỏa về hơn 60 tỉnh thành trên toàn quốc cai trị toàn dân Việt. Tất cả nhân sự, bao gồm luôn viện “quốc vụ khanh” (Quốc Hội) đa phần tuyệt đối đều mang duy nhất một họ “đảng” ngồi trên đầu trăm họ 95 triệu đồng bào con cháu Hùng Vương Âu Lạc.
Hình như trào lưu tiến hóa “dân chủ văn minh” của nhân loại không có liên quan, ảnh hưởng hay tác động gì đến “đảng” hoàng tộc CS này, không có một kẻ hở hay cơ hội nào cho người ngoại tộc khác len lỏi vào các lãnh địa tạo ra “quyền lực” sinh ra “quyền lợi” của hoàng gia “đảng” đang độc quyền ngự trị trên đất nước Việt Nam giữa thế giới văn minh dân chủ của nhân loại
Không phải ẩn dụ, mà là một thực thể, cơ chế độc tài toàn trị chủ tâm khóa kín mọi lối vào đối với người dân thường ngoài “đảng tộc” là tuyển cử nhân tài cho quốc gia mà không thấy ở bất cứ một quốc gia văn minh dân chủ nào trên thế giới hiện nay áp dụng (trừ đảng CSVN).
Mới đây ngày 21/6 Thành ủy Hải Phòng thông báo công khai chính thức về việc tổ chức thi tuyển chức vụ “hiệu trưởng” trường Đại học Hải Phòng, diễn ra vào cuối tháng tám 2013.
Theo đó, tiêu chuẩn quy định “bắt buộc đầu tiên” để thi tuyển vào chức danh này (Hiệu trưởng Trường Đại học) phải là “đảng viên CS” có trình độ cao cấp lý luận chính trị (CS/XHCN) và tiến sĩ trở lên. Ông Nguyễn Văn Thành, bí thư Thành ủy Hải Phòng, cho biết thêm, tiếp theo thi tuyển các chức danh lãnh đạo sở, ngành và các đơn vị tương đương cũng sẽ triển khai rộng rãi trong toàn thành phố cũng giống như mô hình này. (Dân trí và TTO) - 21/6)
Cũng có nghĩa, mọi đối tượng, dù có là vĩ nhân khoa bảng hay hiền tài sĩ phu thượng đẳng trong 95 triệu người dân Việt Nam đều đương nhiên như là những người tầm thường hay mạt hạng, chuẩn không thể bằng “đảng viên CS” có trình độ cao cấp lý luận chính trị (CS/XHCN)!?
Điều này không mới trong chế độ “độc tài toàn trị CSVN” nhưng đây là đầu tiên không phải “nhà nước” mà là một cơ quan “đảng” của một TP lớn trực thuộc TW công khai trước quảng đại quần chúng nhân dân.
“Đảng tộc hoàng gia CSVN” không còn cần phải lấp lửng trong góc khuất sau tấm bình phong bằng các xảo ngôn, mỹ từ, lươn lẹo che mắt nhân dân thêm nữa, mà như trực tiếp công khai. CSVN thông báo cho toàn dân tộc Việt Nam cũng như công luận văn minh toàn thế giới biết rằng: Chính thức, 95 triệu dân thường VN dưới mắt đảng CSVN chỉ là “thứ dân, hạng hai”, hoàn toàn không đủ “tiêu chuẩn” để chen vai sát cánh thể hiện trách nhiệm tham gia góp phần trực tiếp vào việc xây dựng đất nước ở các vị trí “điều hành” thượng, trung và hạ tầng cơ sở quốc gia, dù có khiêm nhường nhất, không liên quan đến chính trị như các trường học cơ sở đào tạo và giáo dục nói trên với công dân “hạng nhất” - đảng viên CS.
Họ, CSVN, công khai tước đoạt mọi cơ hội, bức tử, nhận chìm mọi khát vọng, mọi nguồn nguyên khí nhân tài quốc gia từ 95 triệu dân, để chỉ dành riêng cho khoa bảng“dốt như chuyên tu, ngu như tại chức CS/XHCN” của họ có cơ hội độc quyền đạp lên đầu dân tộc, rỉa rút, tàn phá, kéo lê hình hài nhược tiểu của quê hương trước các quốc gia láng giềng khu vực, mà quá khứ và hiện nay toàn dân đang chứng kiến.
Thật hài hước, nực cười. Giữa thế kỷ 21, khi văn minh, kiến thức nhân loại có thể thay đổi được cả trái tim người, thì một cái “đảng” của một nhóm người lại mang một cơ chế như “độc tài quân chủ phong kiến tập quyền thời cổ đại” thay đổi áp đặt lên một nên văn minh chớm nở (sau khi quét được thực dân đi) trên đất nước Việt Nam, khống chế không cho “nhân quyền, dân chủ, văn minh, dân tộc mình lớn lên cùng thiên hạ!?
Giờ đây họ cấu kết từ một nhà nước CS độc tài tiến lên lộng quyền “biến thể” thành một XHCN “Hoàng Gia” mang họ “đảng” CS Việt Nam, dưới cái bảng hiệu chiêu bài lừa bịp là: của dân, do dân và vì dân.
Còn mỉa mai nào hơn? Nhà nước của mình, do mình và vì mình nhưng không một người “dân mình” nào trong 95 triệu người “dân mình” Việt Nam được phép ngồi chung với họ (CSVN) trong một chính phủ nhà nước được minh danh là của “dân mình” đó, nếu không mang họ “đảng” của “sắc tộc đỏ” ngoại lai, lạc hậu, CS quốc tế như họ??
Một câu hỏi quay quắt đến nao lòng đặt ra cho toàn Dân Tộc: Đất nước Việt Nam này của 95 triệu người dân Việt, hay tài sản riêng của một nhóm người và 3 triệu đảng viên CSVN?
Để họ khép kín như một “Hoàng gia”, chia chác chức vụ và quyền lực cho công hầu khanh tướng (con cháu phe nhóm bầy đàn), đục khoét mồ hôi nước mắt nhân dân mà hậu quả nhãn tiền ngày nay toàn dân và thế giới ai cũng thấy: Việt Nam như bầy “trâu chậm uống nước đục” có số dân nghèo (thu nhập dưới 2 USD/ngày) nhiều gần đứng đầu trong khối Asean (sau Campuchia), lạm phát cao nhất thế giới, tập đoàn, tổng công ty nhà nước tuyệt đối do “đảng viên CS quản lý” tham nhũng rút rỉa tạo ra một núi nợ xấu khổng lồ không còn khả năng thanh lý lên đến hơn triệu (1.000.000) tỷ đồng và một hệ thống ngân hàng “định hướng XHCN quyền lợi nhóm” chỉ còn là những cái “xác không hồn”. Động mạch chính của nền kinh tế tài chính quốc gia giờ như thoi thóp!
Chúng ta, những người trong 95 triệu đồng bào trong, ngoài nước, có kiến thức, có thể nhận xét được, ghé mắt nhìn vào, một góc nhỏ thôi, thử xem các “COCC” (con ông cháu cha của CSVN) tiến thân “quang minh chính đại” như thế nào rồi so sánh nhân cách phẩm giá của “văn minh và hoang dã” từ nhà nước, cá nhân của cái “đảng” gọi là: của, do và vì dân này.

“Hoàng Gia, Gia đình CS trị ”

* Đứng đầu là Đ/C “X” tóm gọn trong tay 20 tổng công ty tập đoàn đủ mọi ngành nghề quốc doanh sừng sỏ nhất hiện nay, cũng đang là con nợ nhiều nhất trên 1. 000. 000 tỷ đồng – (riêng tài sản gia đình đ/c X theo chuyên gia quốc tế rất lớn khó mà ước đoán!?).
Có 3 con, sắp xếp, bố trí hoàn hảo: Nguyễn Thanh Phượng 33 tuổi chủ tịch Ngân hàng Bản Việt (Gia Đinh Bank) có số vốn là 3000 tỷ đồng; anh là Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi ủy viên dự khuyết TW/Bí Thư tỉnh Quảng Nam; em là Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi Đoàn thanh niên cộng sản HCM giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam. (Thanh Phượng đang nghỉ sanh) tạm quyền chủ tịch Ngân hàng Bản Việt là Lê Anh Tài cháu Lê Duẫn.

 Đây! phò mã Bảo Hoàng và công chúa Thanh Phượngcủa đ/c X (bên trái) trong một buổi dạ tiệc với các đại gia.


Bộ “tam sên”: Triết – Phượng – Nghị của thủ tướng “ Ếch”

* Ông Nông Đức Mạnh, con trai là Nông Quốc Tuấn, 50 tuổi “xuất thân là lao động xuất khẩu từ Đông Đức về” nhưng qua cha là Nông Đức Mạnh sắp xếp, hiện nay là Ủy viên Ban Chấp hành TW, chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, thành viên Ủy ban phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm. Kèm theo là Ngô Hoàng Hải, con rể Nông Đức Mạnh, là trưởng phòng tư vấn PMU18 (trung gian đấu thầu các dự án xây dựng hiện đại với viện trợ ODP).



Phụ - tử: Nông Đức Mạnh & Nông Quốc Tuấn

* Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức TW - Ủy Viên /bộ chính trị. “Tổ chức bố trí” cho con gái ruột Tô Linh Hương, vừa tốt nghiệp đại học mới 25 tuổi (sinh năm 1988) bầu làm Chủ Tịch /HĐ/QT “Đại tổng Công ty” Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC, nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016. Doanh thu Vinaconex năm 2012 ước tính gần 1000. tỷ đồng có 2. 000 cán bộ công nhân viên (hàng trăm kỷ sư tuổi hàng cha chú Linh Hương).
Đây! Nữ Chủ Tịch HĐQT- măng sữa, 25 tuổi - một trái non vì “màu mỡ” bắt phải “chín ép” cố cơ cấu vào quả đấm thép tổng CT xây dựng nhà nước Vinaconex - Ngày 14/04/2012 trong lễ “ra mắt” Tân nữ /CT/ Hội Đồng quản trị. (Tô huy Rứa, ảnh bên phải).
Chúng ta xem! Nữ Chủ Tịch HĐQT “măng non” (áo đỏ) lẻ loi,
ngồi nhằm ghế lơ láo giữa đám “tre già”.

Chỉ hơn 2 tháng, không thể “thùng thình” trong cái áo quá rộng. Ngày 21/6/2012 Tô Linh Hương “bỏ ghế chạy lấy ngươi” xin rút lui từ chức CT/HĐ/QT. Đây là một trong những mưu đồ “tham quyền cướp vị” khôi hài, nhục nhã, nham nhỡ, xấu hổ vô liêm sĩ nhất trong “hoàng gia CSVN”.
Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải

* Nguyễn Chí Vịnh, 56 tuổi (sinh năm 1957), con của cố tướng Nguyễn Chí Thanh con đỡ đầu của tướng Lê Đức Anh, chính thức nhảy ra cầm đầu Tổng Cục 2 với cấp hàm đại tá rồi thiếu tướng, hiện là thượng tướng, thứ trưởng bộ quốc phòng, (nhưng chưa có bằng tốt nghiệp sĩ quan)! Thăng cấp từ đại úy lên thượng tướng trong một thời gian kỷ lục mà trong lịch sử quân đội NDVN (cũng như thế giới) khôi hài, chưa từng có bao giờ.
* Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng bộ Quốc Phòng, con trai là Phùng Quang Hải, lý lịch không ghi học lực và tốt nghiệp trường đào tạo nào, nhưng mang cấp bậc Thượng tá, là Tổng giám đốc Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty 319 - Bộ Quốc phòng Việt Nam. Công ty xây dựng 319 là một công ty quốc doanh bao gồm hơn 10 công ty hoạt động trong lãnh vực xây cất, cung cấp vật dụng cho quân đội và các cơ quan chính phủ trên địa bàn khắp nước. Đây là một nguồn lợi “màu mỡ” khổng lồ béo bở.
 Lê Kiên Thành Lê Kiên Trung Lê Hãn

Lê Duẫn (các con):
Lê Ngọc Báu, cùng gia đình: 60 tỷ đồng mua 40% cổ phần sân Golf Đồng Mô. nhiều cổ phần từ Bắc chí Nam: Cổ phần ở 3 siêu thị Sài Gòn, Ngân hàng Á Châu, công ty Vàng bạc và Đá quý.
Lê Kiên Thành là một tỷ phú cỡ bự ở VN. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Techcombank. Chủ tịch công ty cổ phần Xây Dựng và Phát Triển Đô Thị. Chủ 1 sân Golf, Tổng Giám đốc công ty Thiên Minh.
Lê Kiên Trung. Cục Trưởng Cục Hải quan TP/HCM, một cơ quan béo bở nhất Sài Gòn.
Lê Hãn. Đại tá, Cục trưởng Cục Quản Lý Các Nhà Trường QĐ. Tư lịnh Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ Lăng HCM.
Lê Mạnh Hà, Nguyễn thị Doan, cha con: Chi & Anh

Lê Đức Anh, bố trí cho con trai Lê Mạnh Hà làm PCT/UBND/TPHCM và con dâu Nguyễn thị Doan PCT/Nước
Nguyễn Văn Chi, cựu ủy viên bộ chính trị khóa X, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng - bố trí cho con trai Nguyễn Xuân Anh, 35 tuổi (sinh năm 1976) được bầu vào Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng/phó chủ tịch UBND thành phố - Tháng 01/2011, Nguyễn Xuân Anh được bầu chọn làm ủy viên dự khuyết (!?) Ban Chấp hành Trung ương đảng tại Đại hội đảng XI.
Lê Nam Thắng, Nguyễn Sỹ Hiệp, Nguyễn thị Kim Tiến

* Núp dưới cái “bóng ma” cha mình, Lê Nam Thắng, con trai “hung thần” khét tiếng Lê Đức Thọ nắm Bộ “màu mỡ Bưu chính viễn thông”.
Nguyễn Văn An cựu chủ tịch quốc hội (2001-2006) - Ngày 26/03/2013 bố trí cho con trai Nguyễn Sỹ Hiệp được giữ chức trợ lý thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
*- Nguyễn thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế là cháu ngoại của cố Tổng bí thư CSVN - Hà Huy Tập.
 Trương Gia Bình, Trần Sĩ Thanh, Trần Tuấn Anh

Trương Gia Bình, con rể tướng Võ Nguyên Giáp, làm tổng giám đốc công ty FPT.
Trần Sĩ Thanh, sinh năm 1972. Phó bí thư tỉnh ủy ĐắcLắc là cháu của Nguyễn Sinh Hùng, CT/QH - (Nguyễn Sinh Hùng là cháu của Hồ Chí Minh).
Trần Tuấn Anh: nguyên lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ ( San Francisco ) là con của cựu chủ tịch Trần Đức Lương.
Lê Trương Hải Hiếu, Phạm Bình Minh, Trấn Bình Minh

Lê Trương Hải Hiếu (con Lê Thanh Hải BT/TU/ TPHCM) - Quận ủy viên, Bí thư đảng ủy phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Bình Minh Bộ Trưởng Bộ ngoại giao, là con của Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương, (phụ tá cho Lê Đức Thọ trong hội nghị hòa đàm Paris . )
Trần Bình Minh: Phó Tổng giám đốc đài truyền hình VN là con trai của Trần Lâm, nguyên Tổng giám đốc đài Tiếng nói VN...
Họ, những con người này, từ hình hài ấy, trước đó như một loại “tinh trùng” thụ tinh trong “ống thịt CS” cha mình, bám cái trứng XHCN của mẹ - đi vào cơ thể, để khi lọt lòng sinh ra trên trán đã có đóng dấu đỏ “búa liềm” dòng tộc “đảng”.
Lớn lên vào đời “tham chính” tất cả họ đều đi bằng lối đặc biệt - ngõ “hậu môn” (cổng sau) của Hoàng gia CS mà không cần phải sát hạch năng lực, đạo đức, thông qua thi tuyển cạnh tranh với nhân tài của toàn dân.Với họ, hình như ngay từ trong “ống thịt CS” cha mình, khi thụ tinh, họ cũng đã được tiêm chủng loài vi rút “hoang dã Cộng Sản”: “mạnh được yếu thua”. Kiến thức dung nạp của họ như không hề biết đến 2 từ: “xấu hổ và liêm sỉ” vốn dĩ, tất yếu cần phải có trong nhân cách của mọi con người, dù có là thiếu học...
Hoàng Thanh Trúc.

Thêm 2 tàu cá Việt Nam bị tấn công ở Hoàng Sa

Thêm 2 tàu cá Việt Nam bị tấn công ở Hoàng Sa

Hai tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắt và đánh đập về đến cảng Lý Sơn (Ảnh: lyson.org)
Hai tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắt và đánh đập về đến cảng Lý Sơn (Ảnh: lyson.org)
CỠ CHỮ 
Thêm hai tàu cá Việt Nam bị tấn công trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, ngư dân bị đánh đập và bị tịch thu toàn bộ tài sản.

Báo chí trong nước cho hay 2 tàu cá với thủy thủ đoàn gần 30 người do ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng cùng bị “tàu lạ” có võ trang hung hãn đập phá, cướp bóc vào sáng ngày 6/7.

Sự việc được các ngư dân tường trình khi trở về đất liền hôm 9/7 và được đồn biên phòng Lý Sơn xác minh là có thật, trên cơ thể nhiều ngư dân vẫn còn đầy thương tích.  

Thuyền trưởng Võ Minh Vương được BBC thuật lời cho biết những kẻ tấn công mặc quân phục hải quân và nói tiếng Trung Quốc.

Vụ việc xảy ra trong lúc Việt-Trung đang chuẩn bị thành lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm trên Biển Đông sau một vụ tấn công tương tự hồi cuối tháng 5 khi một tàu cá khác cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm vỡ tại Hoàng Sa.

Giữa lúc lãnh đạo hai nước vừa lặp lại cam kết giải quyết tranh chấp ôn hòa bằng thương lượng và đối thoại với văn kiện vừa ký nhân Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Trung Quốc hồi tháng trước, các ngư dân ở Quảng Ngãi đánh bắt trên Biển Đông vẫn không ngừng bị Trung Quốc tấn công, uy hiếp. Vậy phía Việt Nam có những biện pháp bảo vệ ngư dân như thế nào?

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, Võ Văn Trác, cho biết:
Thêm 2 tàu cá Việt Nam bị tấn công ở Hoàng Sa
Ông Võ Văn Trác: Hàng loạt sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây trong đó có việc Trung Quốc đưa hơn 32 tàu đánh cá và cả những chiếc tàu hậu cần rất lớn đến can thiệp vào vùng biển của chúng ta tại Hoàng Sa-Trường Sa để làm nhiệm vụ phi pháp. Trước đó, họ đã làm rất nhiều việc như thành lập thành phố Tam Sa để lấn chiếm tất cả những vùng biển mà họ đặt vấn đề là của họ, rất nhiều lần đưa tàu ngăn chặn ngư dân chúng ta, rồi ra lệnh cấm đánh bắt tại các vùng biển trong các khoảng thời gian nhất định. Nghĩa là rất nhiều sự kiện chứ không phải một sự kiện như vậy.

Hội nghề cá Việt Nam đã có rất nhiều văn bản và lên tiếng qua đài báo kịch liệt phản đối hành động phi pháp đó của phía Trung Quốc. Văn bản của Hội thì rất nhiều. Hàng tuần cũng có 2, 3 lần tuyên bố hoặc những phát biểu của Hội nghề cá. Cho nên, hành động thứ nhất là chúng tôi lên tiếng. Thứ hai, chúng tôi chỉ đạo các ngư dân, đặc biệt là Hội nghề cá các tỉnh, tuyên truyền vận động quần chúng nắm pháp luật và các quy định nhà nước đối với việc khai thác trên biển trong thời gian này. Thứ ba, hiện giờ có nhiều lực lượng trên biển lắm. Lực lượng ngư dân hiện có đến 80 vạn trực tiếp trên 127 ngàn tàu đánh cá. Đó là lực lượng rất hùng hậu, vừa đánh bắt, vừa bám biển để bảo vệ chủ quyền của ta. Nhưng quan trọng là phải có những chủ lực như hải quân, bộ đội biên phòng, và bây giờ có thêm kiểm ngư, và các lực lượng ở địa phương nữa. Cho nên, giải pháp thứ ba là làm thế nào để các lực lượng đó phải phối hợp cùng nhau để bảo vệ lợi ích cho tàu thuyền đi biển đầy đủ. Hành động thứ tư, làm thế nào bây giờ phải tổ chức về cơ chế-chính sách để cho dân đi biển yên tâm, nhất là bây giờ đi biển khó khăn như vậy. Phải nói các ngư dân Quảng Ngãi và ở một số tỉnh miền Trung cũng kiên cường lắm. Kiên cường là nhờ dân người ta dũng cảm, nhưng phải có những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước đi vào thực tế. Hiện nay cái này cũng có chừng mực. Phải có những chính sách thực tế đi vào cuộc sống cơ. Đề nghị làm thế nào để các cơ chế, chính sách đi được vào cuộc sống để dân yên tâm bám biển.

VOA: Ông vừa cho biết Hội đã có rất nhiều văn bản lên tiếng. Đáp ứng của nhà nước thế nào trứơc những sự kiến nghị, lên tiếng đó?

Phải nói các ngư dân Quảng Ngãi và ở một số tỉnh miền Trung kiên cường lắm. Kiên cường là nhờ dân người ta dũng cảm, nhưng phải có những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước đi vào thực tế...Đề nghị làm thế nào để các cơ chế, chính sách đi được vào cuộc sống để ngư dân yên tâm bám biển.
Ông Võ Văn Trác: Cũng có, nhà nước có phản hồi lại cho Hội, nhưng các văn bản chưa được thực hiện vào cuộc sống, chưa đáp ứng được nhu cầu. Mong muốn là các chính sách phải đi được vào cuộc sống. Như vậy là cần phải có giải pháp đồng bộ, chứ không chỉ ra văn bản hay kêu gọi không. Phải xuống cụ thể từng địa phương, rồi địa phương phải bám sát và làm thế nào để giúp ngư dân. Cái đó cần phải khắc phục, chưa được đạt yêu cầu đâu.

VOA: Hội đánh giá thế nào về tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan chức năng bảo vệ ngư dân như lực lượng cảnh sát biển, chẳng hạn?

Ông Võ Văn Trác: Các lực lượng đó đã có phối hợp với nhau nhưng chưa đạt được yêu cầu mong muốn của ngư dân. Họ đã có tổ chức, bàn bạc, hội họp với nhau, nhưng để đi vào giải quyết những khó khăn cụ thể cho ngư dân thì nói chung chưa đạt được yêu cầu. Mà nhu cầu của dân, đòi hỏi thực tế, thì lớn lắm. Nhưng việc trở mình trong quản lý nhà nước dù có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được những nhu cầu đang phát triển và những khó khăn của dân.

VOA: Việt-Trung dự định lập đường dây nóng để giải quyết các va chạm trên Biển Đông. Hội nghề cá Việt Nam có góp ý thế nào để đường dây này phát huy hiệu quả thiết thực, giúp ngăn ngừa việc ngư dân Việt bị Trung Quốc uy hiếp ở Biển Đông?

Ông Võ Văn Trác: Đường dây nóng này nếu làm được thì rất tốt. Hiện nay nhiều nước giải quyết những việc tàu thuyền đánh cá trên Biển Đông họ cũng có những giải pháp kịp thời. Còn mình nhiều lúc nghe việc gì còn phải từ từ giải quyết. Bây giờ có đường dây nóng, có việc gì trao đổi ngay, được vậy thì rất tốt. Như vậy thì hai bên đều phải nắm rõ tình hình với thiện chí giữa đôi bên. Vừa rồi đã có ký kết giữa Việt Nam với Trung Quốc là đã có thiện chí, lòng tin chiến lược giữa đôi bên. Có thể qua đường dây nóng này có thể giải quyết nhanh chóng hơn, ngăn chặn những hành động không đáng xảy ra trong các vụ va chạm. Hội rất hoan nghênh, ủng hộ việc này. Có điều lúc thực hiện phải làm thế nào cho nó thiết thực, cụ thể, và kịp thời. Thường chủ trương và ý tưởng bao giờ cũng tốt, nhưng điều băn khoăn là việc tổ chức thực hiện thế nào, đường dây nóng này ai nắm, và khi có sự việc xảy ra thì phối hợp giải quyết như thế nào.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.