Saturday, June 29, 2013

Hai ’sát thủ’ Việt Nam bủa vây khu trục Type 054 TQ

Sự kết hợp giữa” tia chớp” Yakhont/Brahmos và "sát thủ diệt hạm" KH-31Acủa Việt Nam tạo ra một đòn đánh mạnh mẽ, gần như tức thì với chiến hạm Type 054A của Trung Quốc.

Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Tàu khu trục trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại như Type 054 trong Hạm đội Nam Hải thực sự là những mối đe dọa lớn đối với hải quân các quốc gia khác trong khu vực xung quanh Biển Đông.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Tàu hộ vệ 054 có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 4.300 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3.800 hải lý, với thủy thủ đoàn 190 người.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: Hệ thống phóng tên lửa phòng không phóng thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16 (phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp đến trung HQ-16), có tầm bắn 50 km, độ cao 30 km. Tên lửa có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (khoảng trên 3.000km/h).
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Hai hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802) gồm 8 ống phóng, được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70 thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, đầu đạn 165 kg, tầm bắn tối đa đạt 120km. YJ-83 có vận tốc hành trình hạ âm, ở 30 km cuối quỹ đạo, tên lửa di chuyển với vận tốc 1,3 – 1,5Mach.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Ngoài ra, các tàu Type 054 còn được trang bị 1 pháo PJ26 76 mm hai nòng, 2 pháo type 730 có 7 nòng 30 mm, 6 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm YU-7 đường kính 324 mm, 12 ống phóng thủy lôi chống ngầm 240 mm có cơ số dự trữ 36 quả, 18 ống phóng tên lửa mồi Type 726, trực thăng săn ngầm Z-9C.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Tuy nhiên, Khu trục hạm Type-054A được xem là sao chép loại chiến hạm La Fayette của Pháp.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Dù có khả năng chống tàu và phòng không mạnh mẽ, nhưng trong tác chiến chống tàu ngầm Type 054A không quá mạnh. Con tàu chỉ có 2 giàn phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm có tầm bắn 1.200m và 2 cụm ống phóng ngư lôi Yu-7 cỡ 324mm (tầm bắn hơn 7km). Phạm vi tiêu diệt mục tiêu hiệu quả này là quá gần trong tác chiến chống ngầm.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Hiện nay Trung Quốc có khoảng 10 tàu loại này trong biên chế Hải quân
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Với sức mạnh của chiến hạm tàu hải quần Type 054, Trung Quốc có thể dọa nạt được các nước láng giềng. Tuy nhiên, với các thiết bị vũ khí trên thế giới hiện nay mà Việt Nam có như Tên lửa Yakhont/Brahmos, Kh-31A chúng ta hoàn toàn yên tâm có thể đối lại được "con ngáo ộp" Trung Quốc.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua một lô hàng tên lửa chống hạm phóng từ trên không Kh-31A và số hàng này được bàn giao trong năm 2011. Trong khi đó, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P Việt Nam mua của Nga được trang bị tên lửa diệt hạm Yakhont.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Tên lửa được trang bị đầu đạn tác chiến chủng loại nổ phân mảnh. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực không khí dòng thẳng do phòng thiết kế chế tạo máy " Liên minh" thành phố Turaevo thuộc tỉnh Moscow phát triển. Động cơ bao gồm cửa hút gió, thùng nhiên liệu với hệ thống " dồn nén" và thiết bị pha trộn nhiên liệu. Buồng đốt phía trước với vòi phun nhiên liệu siêu âm không điều chỉnh. Điều tiết Roszhiga là hệ thống điện tử thủy lực.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
KH-31A :160km (nhưng có tài liệu nói 5-50 (10-70))km. - Tốc độ tối đa: 1000m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Tốc độ trung bình :600-700m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Tốc độ máy bay : 600-1100km/h - Trần phóng : KH-31P và KH-31PD là 0,1-15km còn KH-31A là 0,05-15(0,1-10)km. - Chiều dài :4700mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Đường kính lớn nhất :360mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Sải cánh : 780mm (KH-31/P/PD) , 778mm( Kh-31A). - chiều dài bộ phận lái :1005-1125mm(KH-31/P/PD) , 1005mm(Kh-31A). - Trọng lượng trước lúc phóng : KH-31P : 599-600kg.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont do Tập đoàn NPO Mashinostroenia của Nga chế tạo. Yakhont là hệ thống tên lửa chống hạm chiến dịch-chiến thuật thế hệ 4, dùng để tiêu diệt tàu nổi đối phương ở cự ly đến 300 km trong điều kiện đối phương tác chiến và chế áp điện tử.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Tên lửa có thiết kế khí động thông thường với cánh gấp hình thang và và cánh đuôi, hệ dẫn kết hợp (quán tính ở giai đoạn bay hành trình và radar chủ động ở giai đoạn bay cuối) và động cơ hiệu suất cao (động cơ hành trình siêu âm phản lực-không khí dòng thẳng với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn lắp liền) với bộ hút khí đối xứng trục ở mũi và nón ở giữa. Đặc tính khí động học và động cơ hiệu quả bảo đảm khả năng cơ động cao của tên lửa và khó bị vũ khí phòng không đối phương ngăn chặn.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Tên lửa Yakhont vì như tia chớp lửa có thể phóng từ các máy bay tiêm cường kích như Su-30, Su-33, MiG-29…Đây thực sự là một đòn đánh hết sức linh hoạt. Khi phóng từ trên bờ, tên lửa Yakhont/Brahmos chỉ có thể đạt tầm xa 300 km tính từ bờ biển. Các tàu mặt nước, tàu ngầm bị giới hạn bởi tốc độ di chuyển khá chậm trên biển nên khi phóng từ các tàu chiến, tên lửa sẽ bị hạn chế phần nào tính năng, nhất là khi phải bảo vệ vùng biển rộng lớn.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Với thời gian phản ứng nhanh, tầm hoạt động của các loại máy bay dòng Su, MiG lên đến 1.500-2500 km, tên lửa Yakhont phóng từ máy bay có thể bao quát được cả một vùng đại dương bao la.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Phiên bản Yakhont phóng từ máy bay không cần động cơ phóng - tăng tốc mà lợi dụng luôn vận tốc của máy bay mang do đó khối lượng chỉ 2500 kg so với 3000 kg khi có cả động cơ phóng - tăng tốc. Chiều dài của phiên bản lắp đặt trên máy bay: 6.100mm trên Su-30 và 8.900mm trên Su-33.
Hai sat thu Viet Nam bua vay khu truc Type 054 TQ
Sau khi khai hỏa, tên lửa Yakhont sẽ bay theo quĩ đạo cao để tiết kiệm nhiên liệu và hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m khi tới gần mục tiêu để “vô hiệu” các hệ thống phòng thủ trên tàu của đối phương và lao vào phá hủy tàu chiến. Ngoài ra, lớp vỏ đặc biệt của tên lửa Yakhont còn được thiết kế để hấp thụ sóng radar, tăng khả năng tàng hình và loại bỏ các vòng phòng thủ của đối phương dễ dàng.

Friday, June 28, 2013

Ảnh tiến trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa

Chí Đăng (Songmoi.vn) - Ngày 21/6, Trung Quốc đã ngang nhiên phát hành sách về cái được gọi là TP. Tam Sa nhằm kỷ niệm 1 năm xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa. Bên cạnh đó, rất nhiều công trình trên các đảo đá, bãi ngầm đang được nước này gấp rút kiên cố hóa nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp tại Biển Đông.

Trung Quốc đã và đang ngang nhiên xây dựng các 
công trình trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Trung Quốc đã cho xây dựng các công trình trái phép có quy mô lớn như kè biển, cảng biển, văn phòng đại diện, nhà tù, đường sá, nhà cửa và đặc biệt là đơn vị hành chính phi pháp Tam Sa.

Bức ảnh cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã 
xây dựng nhiều công trình kiên cố trên đảo Phú Lâm

Kè biển trên Phú Lâm

Cảng biển đang xây dựng trái phép. Ảnh chụp ngày 20/5/2013

Thành phố Tam Sa phi pháp

Văn phòng đại diện tại Phú Lâm được khai trương ngày 25/8/2012

Thậm chí Bắc Kinh còn xây cả nhà tù trên đảo này

Các cơ sở hạ tầng kiên cố lần lượt mọc lên, 
xâm hại nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam

Trong khi đó, trên Trường Sa, cụ thể là tại khu vực Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và đảo Gạc Ma, Trung Quốc cũng không ngần ngại xây dựng các công trình tương tự, nhằm giữ nhịp “đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý rõ ràng. Đây là những bằng chứng cho thấy hoạt động gặm nhấm chủ quyền Biển Đông đang diễn ra một cách công khai.

Hình ảnh nhà nổi của Trung Quốc trên 
khu vực Đá Vành Khăn từ tháng 5/1995

Bức ảnh về một nhà nổi chụp lại năm 1998

Một nhà nổi khác cũng trên khu vực này 

Trung Quốc còn ngang nhiên xây dựng hệ thống công sự trên Đá Vành Khăn

Ngọn hải đăng Trung Quốc nằm chình ình trên khu vực Đá Vành Khăn





Các công trình kiên cố liên tiếp mọc lên trái phép 
trên vùng biển Việt Nam như đài tưởng niệm, trạm radar, lồng cá,…

Bức ảnh chụp năm 1990 cho thấy công trình 
quân sự trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma


Nhà nổi trên đảo Gạc Ma

Tương tự, các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc 
cũng diễn ra từ rất lâu trên khu vực Đá Chữ Thập. (Công trình từ năm 1988)

Toàn cảnh công trình trái phép của Bắc Kinh trên Đá Chữ Thập

Thậm chí Trung Quốc còn dựng hẳn một ụ súng 
và bia khẳng định cái gọi là “chủ quyền” tại đây

Bắc Kinh cũng ngang nhiên dựng các cột thu phát sóng tại đây 

Binh lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép trên khu vực Đá Chữ Thập

Khu ăn uống của các binh lính Trung Quốc

Theo Reuters, Philippines đang thúc đẩy xây dựng các căn cứ không quân và hải quân mới tại Vịnh Subic có diện tích 30 ha. Các nhà chức trách nước nảy khẳng định công trình này giúp Manila đóng các loại máy bay và tàu chiến cách bãi cạn Scarborough đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc khoảng 124 hải lý. 


Chia sẻ bài viết:

Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần "Thôn Quy"

VN ‘không dùng vũ lực ở Biển Đông’

Cập nhật: 09:28 GMT - thứ năm, 27 tháng 6, 2013
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để thống nhất một vùng đánh cá chung
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói Việt Nam sẽ không dùng vũ lực mà hy vọng đàm phán để tìm ra giải pháp cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Tại buổi gặp cử tri ở huyện Phủ Cừ (Hưng Yên) chiều 26/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh trả lời một số câu hỏi về an ninh-quốc phòng.
Ông tái khẳng định Việt Nam sẽ dùng đàm phán, thương lượng để tìm “giải pháp thỏa đáng” cho tranh chấp Biển Đông.
Vị tướng nói Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để thống nhất một vùng đánh cá chung cho ngư dân hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam đang hiện đại hóa quân đội, thể hiện qua việc mua các máy bay Su-30 và sáu tàu ngầm của Nga.
"Chúng ta vẫn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc phòng được giữ vững", Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục “kiên trì đàm phán”.
Ông Phạm Bình Minh bình luận về chuyến thăm Trung Quốc từ 19 đến 21/6 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Về Biển Đông, hai nước sẽ “kiên trì thông qua đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.
“Đồng thời phối hợp quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh,” theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh.
'Khiêu khích'
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vừa tuyên bố hôm nay 27/6/2013 rằng một số nước có hành động "nhằm phức tạp hóa và mở rộng diễn biến" ở Biển Đông.
Ông Vương Nghị nói "diễn biến tình hình xuất hiện tại Nam Hải trong những năm qua, nếu xét về sự thực, thì đều không phải là do Trung Quốc gây ra".
"Một số nước giở trò 'tàu mắc cạn' phi pháp trên bãi cạn của Trung Quốc và toan xây dựng cơ sở cố định tại đó, đồng thời chuyển tranh chấp song phương lên Tòa án quốc tế."
"Trung Quốc đương nhiên cần phải đưa ra phản ứng cần thiết trước những hành vi khiêu khích đó," Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói.
Tuyên bố này dường như nhắm vào Philippines, nước đã kiện Trung Quốc ở Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS).

Thursday, June 27, 2013

TQ lập cơ sở thủy sản ở Biển Đông

Cập nhật: 04:42 GMT - thứ sáu, 28 tháng 6, 2013
Ngư dân Trung Quốc
Ngư dân Trung Quốc
Trung Quốc vừa loan báo việc mở cơ sở nuôi trồng và nghiên cứu thủy sản ở Trung Sa thuộc Biển Đông.
Hoàn Cầu Thời báo cho hay cơ sở thủy hải sản này được thành lập hôm thứ Năm 27/6 tại "vùng biển Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam, cực nam Trung Quốc".
Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) là ba quần đảo thuộc Biển Đông mà Trung Quốc đặt trong sự quản lý hành chính của 'thành phố Tam Sa', thành lập hồi tháng 7/2012.
Cơ sở nuôi trồng thủy hải sản này là chương trình khoa học đầu tiên ở địa phương kể từ khi Tam Sa được thành lập, theo Hoàn Cầu Thời báo.
Vị trí của nó nằm tại khu vực bãi cạn Mạn Bộ (tiếng Anh là Walker shoal) thuộc Trung Sa, trong diện tích chừng 625 ha.
Tại đây, các khoa học gia Trung Quốc sẽ nuôi trồng và nghiên cứu cá tôm, bào ngư, trai lấy ngọc và tảo.
Ngoài ra, họ cũng nghiên cứu về điều kiện thời tiết, địa lý, hàng hải và các rạn san hô dưới nước.
Việt Nam không tuyên bố chủ quyền với Trung Sa, nhưng Trung Quốc đã gặp phản ứng của quốc tế khi tuyên bố rằng bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) cũng nằm trong Trung Sa vì bãi cạn này được Philippines coi thuộc chủ quyền của mình.
Năm ngoái, khi Trung Quốc thông báo về thành lập Tam Sa, Việt Nam lên tiếng phản đối vì đơn vị hành chính này bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Nay Trung Quốc đã chuyển khoảng 1.000 dân sinh sống tại 'thành phố' này.

Kiểm soát nghiêm nghề cá

Trong một diễn biến có liên quan, ngày 25/6, Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc đã công bố một số ý kiến về thúc đẩy phát triển bền vững nghề cá biển.
Nhân dân Nhật báo cho hay đề xuất chính của Chính phủ Trung Quốc là sẽ kiểm soát nghiêm ngặt cường độ đánh bắt cá trên vùng biển gần bờ.
Văn bản liệt kê các ý kiến này chỉ rõ, "đến năm 2015, sản lượng hải sản của Trung Quốc sẽ giữ ổn định ở mức khoảng 30 triệu tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản giữ ở mức khoảng 2 triệu 200 nghìn ha.
"Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc sẽ tăng cường bảo vệ tài nguyên nghề cá và môi trường sinh thái biển, cứ 5 năm triển khai một cuộc điều tra toàn diện về nguồn tài nguyên nghề cá, đồng thời thực hiện nghiêm khắc chế độ cấm đánh bắt cá trên biển, kiểm soát nghiêm ngặt cường độ đánh bắt cá trên vùng biển gần bờ".
Mỗi năm một lần Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt tại các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Việt Nam và các nước lân cận nói quyết định này gây khó khăn cho ngư dân của họ, mà họ nói là đã bị đẩy ra khỏi ngư trường truyền thống.

Wednesday, June 26, 2013

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam

 | 

Chuyến thăm lịch sử của 2 tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tới TQ đã trở thành chủ đề chính của dư luận nước này...

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Trên trang chinanews đã có bài đưa tin chính thức về hoạt động của 2 chiến tàu hộ vệ tên lửa của Việt Nam, bài viết khẳng định sức mạnh của lớp tàu hộ vệ Gepard mà Việt Nam đang sở hữu có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Tờ chinanew phân tích 2 chiếc Gepard 3.9 (về Việt Nam được đổi tên thành chiến hạm Đinh Tiên Hoàng với Lý Thái Tổ) có lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km), đây là con số lý tưởng mà không nhiều tàu chiến trong khu vực có thể làm được.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Hiện trên thế giới mới chỉ có Nga và Việt Nam sử dụng loại tàu hộ vệ tên lửa này, trang chinamil cũng tiết lộ thông tin cho rằng Bắc Kinh cũng đã có lời đề nghị Moscow được mua lại bản quyền thiết kế loại tàu này nhằm bổ sung lực lượng “bảo hộ“ cho tàu sân bay của mình nhưng không được chấp nhận.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Không chỉ đánh giá cao sức mạnh những chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 hiện tại, báo chí TQ còn đề cao khả năng tấn công của 2 chiếc Gepard 3.9 còn lại đang được đóng mới tại Nga. Tờ CNI nhấn mạnh, theo kế hoạch sơ bộ, 2 chiếc Gepard 3.9 được đóng mới tiếp theo của Việt Nam sẽ được trang bị nhiều tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km. Điều này giúp lực lượng tên lửa hạm đối hạm của hải quân Việt Nam chiếm được ưu thế rất lớn về kĩ thuật trong khu vực.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa“ cho rằng, tàu Gepard 3.9 của Việt Nam chính là chiếc “chân kiềng“ quan trọng tạo nên sức mạnh biển Việt Nam sau tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Trên thực tế sức mạnh biển Việt Nam sẽ hoàn hảo nếu họ nhận được thêm 2 chiếc Gepard 3.9 trong thời gian tới, đến khi đó sức mạnh biển nước này sẽ ngày càng được bảo đảm trong khu vực, chưa kể đến những loại vũ khí hỗ trợ hiện đại khác, trang chinamil nhấn mạnh.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Tờ CRJ của TQ cho biết thêm, Hà Nội đã tiếp tục vũ trang nâng tầm cũng như tạo thêm tính năng cơ động tác chiến cho những chiếc Gepard 3.9 hiện tại bằng cách tận dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Với việc trang bị thêm các dàn tên lửa Klinok chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam sẽ tăng cường khả năng phòng không, khả năng tiêu diệt nhiều cứ điểm cũng như có thể đi ra vùng biển xa hơn mà không phải dự vào sự hỗ trợ của tên lửa phòng thủ của Việt Nam, tờ Hoàn Cầu kết luận.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Trang chinamil cho biết, với sự hiện đại hóa ngày càng cao cùng sự trợ giúp đắc lực từ phía Nga, năng lực kiểm soát và tấn công của hải quân Việt Nam sẽ mở rộng từ phạm vi 100 km trước đây lên 150 km thậm chí là 300 đến 400 km. Điều này giúp Hà Nội có thể kiểm soát vùng biển đảo của mình tốt hơn.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Đánh giá cao sức mạnh của Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng, truyền thông TQ cũng không quên nâng tầm sức mạnh biển của mình, đồng thời khẳng định sức mạnh biển của nước này sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam
Đánh giá cao chuyến thăm lần này của 2 chiến tàu hộ vệ tên lửa của Việt Nam, báo chí TQ khẳng định đây là cơ sở vững chắc cho kế hoạch xây dựng lòng tin lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác vì sự ổn định, hòa bình của khu vực giữa TQ cùng các quốc gia khác.

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam