Hai ’sát thủ’ Việt Nam bủa vây khu trục Type 054 TQ
Tags: Việt Nam, Trung Quốc, Hai ’sát, Type 054A, Tên lửa chống hạm, được trang bị, sự kết hợp, động cơ, khu trục, hệ thống, máy bay, ống phóng, chiều dài, tàu, loại
Sự kết hợp giữa” tia chớp” Yakhont/Brahmos và "sát thủ diệt hạm" KH-31Acủa Việt Nam tạo ra một đòn đánh mạnh mẽ, gần như tức thì với chiến hạm Type 054A của Trung Quốc.
Tàu khu trục trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại như Type 054 trong Hạm đội Nam Hải thực sự là những mối đe dọa lớn đối với hải quân các quốc gia khác trong khu vực xung quanh Biển Đông.
Tàu hộ vệ 054 có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 4.300 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3.800 hải lý, với thủy thủ đoàn 190 người.
Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: Hệ thống phóng tên lửa phòng không phóng thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16 (phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp đến trung HQ-16), có tầm bắn 50 km, độ cao 30 km. Tên lửa có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (khoảng trên 3.000km/h).
Hai hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802) gồm 8 ống phóng, được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70 thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, đầu đạn 165 kg, tầm bắn tối đa đạt 120km. YJ-83 có vận tốc hành trình hạ âm, ở 30 km cuối quỹ đạo, tên lửa di chuyển với vận tốc 1,3 – 1,5Mach.
Ngoài ra, các tàu Type 054 còn được trang bị 1 pháo PJ26 76 mm hai nòng, 2 pháo type 730 có 7 nòng 30 mm, 6 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm YU-7 đường kính 324 mm, 12 ống phóng thủy lôi chống ngầm 240 mm có cơ số dự trữ 36 quả, 18 ống phóng tên lửa mồi Type 726, trực thăng săn ngầm Z-9C.
Tuy nhiên, Khu trục hạm Type-054A được xem là sao chép loại chiến hạm La Fayette của Pháp.
Dù có khả năng chống tàu và phòng không mạnh mẽ, nhưng trong tác chiến chống tàu ngầm Type 054A không quá mạnh. Con tàu chỉ có 2 giàn phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm có tầm bắn 1.200m và 2 cụm ống phóng ngư lôi Yu-7 cỡ 324mm (tầm bắn hơn 7km). Phạm vi tiêu diệt mục tiêu hiệu quả này là quá gần trong tác chiến chống ngầm.
Hiện nay Trung Quốc có khoảng 10 tàu loại này trong biên chế Hải quân
Với sức mạnh của chiến hạm tàu hải quần Type 054, Trung Quốc có thể dọa nạt được các nước láng giềng. Tuy nhiên, với các thiết bị vũ khí trên thế giới hiện nay mà Việt Nam có như Tên lửa Yakhont/Brahmos, Kh-31A chúng ta hoàn toàn yên tâm có thể đối lại được "con ngáo ộp" Trung Quốc.
Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua một lô hàng tên lửa chống hạm phóng từ trên không Kh-31A và số hàng này được bàn giao trong năm 2011. Trong khi đó, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P Việt Nam mua của Nga được trang bị tên lửa diệt hạm Yakhont.
Tên lửa được trang bị đầu đạn tác chiến chủng loại nổ phân mảnh. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực không khí dòng thẳng do phòng thiết kế chế tạo máy " Liên minh" thành phố Turaevo thuộc tỉnh Moscow phát triển. Động cơ bao gồm cửa hút gió, thùng nhiên liệu với hệ thống " dồn nén" và thiết bị pha trộn nhiên liệu. Buồng đốt phía trước với vòi phun nhiên liệu siêu âm không điều chỉnh. Điều tiết Roszhiga là hệ thống điện tử thủy lực.
KH-31A :160km (nhưng có tài liệu nói 5-50 (10-70))km. - Tốc độ tối đa: 1000m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Tốc độ trung bình :600-700m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Tốc độ máy bay : 600-1100km/h - Trần phóng : KH-31P và KH-31PD là 0,1-15km còn KH-31A là 0,05-15(0,1-10)km. - Chiều dài :4700mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Đường kính lớn nhất :360mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD). - Sải cánh : 780mm (KH-31/P/PD) , 778mm( Kh-31A). - chiều dài bộ phận lái :1005-1125mm(KH-31/P/PD) , 1005mm(Kh-31A). - Trọng lượng trước lúc phóng : KH-31P : 599-600kg.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont do Tập đoàn NPO Mashinostroenia của Nga chế tạo. Yakhont là hệ thống tên lửa chống hạm chiến dịch-chiến thuật thế hệ 4, dùng để tiêu diệt tàu nổi đối phương ở cự ly đến 300 km trong điều kiện đối phương tác chiến và chế áp điện tử.
Tên lửa có thiết kế khí động thông thường với cánh gấp hình thang và và cánh đuôi, hệ dẫn kết hợp (quán tính ở giai đoạn bay hành trình và radar chủ động ở giai đoạn bay cuối) và động cơ hiệu suất cao (động cơ hành trình siêu âm phản lực-không khí dòng thẳng với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn lắp liền) với bộ hút khí đối xứng trục ở mũi và nón ở giữa. Đặc tính khí động học và động cơ hiệu quả bảo đảm khả năng cơ động cao của tên lửa và khó bị vũ khí phòng không đối phương ngăn chặn.
Tên lửa Yakhont vì như tia chớp lửa có thể phóng từ các máy bay tiêm cường kích như Su-30, Su-33, MiG-29…Đây thực sự là một đòn đánh hết sức linh hoạt. Khi phóng từ trên bờ, tên lửa Yakhont/Brahmos chỉ có thể đạt tầm xa 300 km tính từ bờ biển. Các tàu mặt nước, tàu ngầm bị giới hạn bởi tốc độ di chuyển khá chậm trên biển nên khi phóng từ các tàu chiến, tên lửa sẽ bị hạn chế phần nào tính năng, nhất là khi phải bảo vệ vùng biển rộng lớn.
Với thời gian phản ứng nhanh, tầm hoạt động của các loại máy bay dòng Su, MiG lên đến 1.500-2500 km, tên lửa Yakhont phóng từ máy bay có thể bao quát được cả một vùng đại dương bao la.
Phiên bản Yakhont phóng từ máy bay không cần động cơ phóng - tăng tốc mà lợi dụng luôn vận tốc của máy bay mang do đó khối lượng chỉ 2500 kg so với 3000 kg khi có cả động cơ phóng - tăng tốc. Chiều dài của phiên bản lắp đặt trên máy bay: 6.100mm trên Su-30 và 8.900mm trên Su-33.
Sau khi khai hỏa, tên lửa Yakhont sẽ bay theo quĩ đạo cao để tiết kiệm nhiên liệu và hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m khi tới gần mục tiêu để “vô hiệu” các hệ thống phòng thủ trên tàu của đối phương và lao vào phá hủy tàu chiến. Ngoài ra, lớp vỏ đặc biệt của tên lửa Yakhont còn được thiết kế để hấp thụ sóng radar, tăng khả năng tàng hình và loại bỏ các vòng phòng thủ của đối phương dễ dàng.
|
No comments:
Post a Comment