Friday, January 18, 2013

HẢI CHIẾN HOÀNG SA TRONG SÁCH BÊN THẮNG CUỘC.



BÀI VIẾT VỀ TIN TỨC TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA
TRONG SÁCH BÊN THẮNG CUỘC.CỦA  HUY ĐỨC.

Khoảng 10 giờ 30 phút sáng 19-1-1974, Đại tá Ngạc báo cáo: “Bắt đầu khai
hỏa”. Máy vô tuyến vẫn để “on”, Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại nghe rõ những tiếng nổ
chát chúa của cuộc chiến đấu. Khi chứng kiến tàu Trung Quốc bốc cháy, “toán đổ bộ
 thuộc tàu HQ16 đang ngồi trên xuồng cao su đã cùng cất vang bài hát “Việt Nam,
 Việt Nam”.
Trận đánh bất cân sức ấy diễn ra chỉ trong vòng ba mươi phút. Phía Trung Quốc:
hai hộ tống hạm bị bắn chìm, hai trục lôi hạm bị bắn hỏng, một đô đốc, sáu đại tá
và hàng chục sỹ quan cấp tá, cấp úy khác tử trận. Phía Hải Quân Việt Nam: hộ tống
hạm Nhật Tảo bị chìm, Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng với hai mươi bốn chiến sỹ khác
hy sinh, hai mươi sáu chiến sỹ mất tích; khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, hai
chiến sỹ hy sinh; tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị hư hại, hai chiến sỹ hy sinh
cùng với hai nhân viên người nhái; tuần dương hạm Lý Thường Kiệt bị trúng đạn,
nghiêng một bên; mất liên lạc với toán đổ bộ gồm mười lăm thủy thủ (về sau, chiếc
xuồng chở mười lăm thủy thủ này trôi dạt nhiều ngày về Quy Nhơn, được thuyền
đánh cá cứu vớt, một người chết vì kiệt sức); hai mươi ba thủy thủ khác cũng trôi
dạt trên biển, may mắn được tàu Skopionella của hãng Shell (Mỹ) cứu vớt.
Ngày hôm sau, 20-1-1974, mười chiến hạm Trung Quốc bắt đầu đổ quân lên hai
hòn đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa, bắt đi bốn mươi ba người, gồm hai mươi tám
quân nhân và các nhân viên khí tượng. Một người Mỹ, Gerald Kosh, tình cờ theo tàu
Lý Thường Kiệt ra Hoàng Sa chơi hôm 15-1-1974, cũng bị bắt. Trong thời điểm ấy,
theo Tướng Thoại: “Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần
các vị trí chiến hạm Việt Nam”. Trước khi trận chiến xảy ra, Bộ Tư lệnh Hải quân nói
với Đề đốc Thoại là “yên tâm”; nhưng trong suốt cả quá trình sau đó, Hạm đội Bảy
của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn. Hoàng Sa của Việt Nam
bị Bắc Kinh chiếm đóng kể từ ngày 19-1-1974. Còn miền Bắc Việt Nam, khi ấy đang
dựa vào Trung Quốc như một đồng minh để tiến hành cuộc chiến tranh ở miền
Nam, cũng gần như im lặng.
Tướng Giáp nói rằng ông nhận được tin mất Hoàng Sa khi đang điều trị bệnh sỏi
mật ở Liên Xô. Ngày 25-3-1975, sau “chiến thắng Buôn Ma Thuột”, Tướng Giáp với
tư cách là bí thư Quân ủy Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị “tiến hành giải phóng

No comments:

Post a Comment