Ngụy Văn Thà
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu sử
|
|
Nơi sinh
|
|
Nơi mất
|
|
Binh nghiệp
|
|
Phục vụ
|
|
Thuộc
|
|
Cấp bậc
|
|
Tham chiến
|
|
Khen thưởng
|
Ngụy Văn Thà (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 mất
ngày 19 tháng 1 năm 1974) là một sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Thuyền trưởng hộ tống
hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng
1 năm 1974 và
được truy phong hàm Trung tá Hải quân.
Mục lục
[ẩn]
|
[sửa]Tiểu sử
Ông sinh ngày 16 tháng
1 năm 1943 tại
Trảng Bàng, Tây Ninh. Ở độ tuổi trưởng thành, ông gia nhập lực lượng Hải
quân Việt Nam Cộng hòa và theo học khóa 12 Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng
hòa tại Nha
Trang. Ông tốt nghiệp khóa Đệ nhất Song ngư, ngành Chỉ huy vào tháng 3 năm 1964 với cấp bậc thiếu
úy.
Sau khi tốt nghiệp,
ông thực tập trên hải vận hạm LST-1166/MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ.
Trong thời gian phục vụ trên một số chiến hạm của Hạm đội Hải Quân Việt nam Cộng
Hòa, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ:
- Thuyền phó Tuần dương hạm Ngô Quyền HQ-17,
- Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh
Long,
- Thuyền trưởng tuần duyên đĩnh (Patrol
Boat) Kèo Ngựa HQ-604,
- Thuyền trưởng giang pháo hạm (Landing
Ship Infantry Light) Tầm Sét HQ-331, và
- Thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt
Tảo HQ-10 từ ngày 16
tháng 9 năm1973.
Ông được chính phủ
Việt Nam Cộng hòa tặng thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số
đó có Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với
nhành dương liễu.
[sửa]Trận đánh cuối cùng
Ngày 18 tháng
1 năm 1974,
hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy
đang tuần tiễu tại vùng biểnĐà
Nẵng thì được lệnh hành quân trực chỉ Quần đảo Hoàng Sa, tiếp ứng lực lượng hải đội Việt
Nam Cộng hòa tại đây. Bấy giờ, tàu HQ-10 đang có một máy chính
và radar hải
hành đang ở trạng thái hư hỏng không sử dụng được[1].
Lúc 10 giờ 22
phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận giao chiến
giữa lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc đã nổ ra. Phía Trung
Quốc, hai chiến hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 đồng loại tấn công thẳng vào
soái hạm của Việt Nam Cộng hòa là chiếc tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16. HQ-10 lập
tức can thiệp, pháo kích dữ dội, bắn trúng đài chỉ huy của tàu 389 và làm cháy
phòng máy khiến 389 bị hư hại nặng, không thể điều khiển được nữa. Các tàu
Trung Quốc 389 và 396 chuyển làn nhắm vào HQ-10 và phản pháo.
HQ-10 bị bắn trúng tháp pháo và buồng điều khiển, làm thuyền trưởng và thuyền
phó Nguyễn Thành Trí bị
thương nặng, tay lái không còn điều khiển được nữa và HQ-10 cũng
bị rơi vào tình trạng bị trôi dạt như 389. [2]
Trước tình hình
tàu bị hư hại nặng, thuyền trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng
bè đào thoát, nhưng một số pháo thủ và ông tiếp tục ở lại bắn vào tàu Trung Quốc.
Cả hai 389 và 396 đều bị HQ-10 bắn
hư hại nặng; 389 dạt vào một bãi
san hô, và 396 bị HQ-10 bắn trúng hầm máy
gây nổ và phát hỏa, cơ khí trưởng là Trung úy Huỳnh Duy Thạchcùng các nhân viên cơ khí khác cũng
bị tử thương [3]
Tới 11 giờ 49
phút, khi các chiến hạm khác của Việt Nam Cộng hòa đã rút khỏi vùng giao chiến,
hai chiến hạm Trung Quốc là 281 và 282 tiến
vào vùng Hoàng Sa và tập trung hỏa lực bắn vào HQ-10. Hộ tống hạm Nhựt
Tảo chìm cùng thuyền trưởng và một số thủy thủ ở vị trí cách 2,5 hải lý về
hướng Nam bãi ngầm Sơn dương (Antelope Reef), lúc 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng
1 năm 1974.[4]
Sau khi Thiếu tá
Ngụy Văn Thà tử trận, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã truy tặng Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chươngkèm Anh dũng Bội tinh với
nhành dương liễu và truy phong ông lên hàm Trung tá Hải quân.
[sửa]Đề nghị vinh danh
Hiện nay nhiều
người Việt trong và ngoài nước đang đề nghị chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam nên vinh danh ông cùng 73 tử sĩ khác đã hy sinh trong trận hải chiến
Hoàng Sa. Những người đề nghị cho rằng dù là quân đội Việt Nam Cộng Hòa hay
quân đội Nhân Dân thì sự hy sinh trong khi bảo vệ tổ quốc, chống trả lại sự xâm
lăng của ngoại bang cần thiết phải được vinh danh và đó cũng là một tín hiệu
tích cực cho sự hòa giải dân tộc.
[sửa]Chú thích
^ Ngụy Văn Thà, Liệt Sĩ Hoàng Sa. Nguyễn
Thành Đông, KBC 22, NXB Tú Quỳnh, Garden Gorve, tháng 3 1997, trang 26
^ “Chiến tranh Việt Nam Toàn Tập”,
TS Nguyễn Đức Phương, NXB Làng Văn, Canada, 2001, trang 148
^ Trận Hải Chiến Lịch Sử Trên Quần
Đảo Hoàng Sa. Triều Dương-Minh Thi, KBC 22, NXB Tú Quỳnh, Garden Gorve,
tháng 3 1997, trang 13
No comments:
Post a Comment