Điều mà hai Ngoại trưởng không nhấn mạnh tuy nhiên là cho đến nay, không một quốc gia nào khác công khai tuyên bố sẽ tham gia vào chiến dịch tấn công « có giới hạn » chống lại chế độ Bashar al-Assad.
Giới quan sát nhận định : Cả ông Laurent Fabius lẫn ông John Kerry đều chọn phương án xem vấn đề Syria là « một cái ly nửa đầy ». Ngoại trưởng Mỹ đã hoan nghênh tuyên bố cố ý mơ hồ của Liên Hiệp Châu Âu, kêu gọi quốc tế có phản ứng mạnh mẽ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng không nói gì về hình thức cụ thể của các phản ứng.
Và người đồng cấp Pháp cũng hoan nghênh việc 12 nước trong nhóm G20 đã ủng hộ cách tiếp cận Pháp-Mỹ. Theo ông Laurent Fabius : « Đã có một hậu thuẫn rộng rãi và càng lúc càng lớn cho một phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ. Ngài John Kerry và chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhau trên bản chất của phản ứng này... là nên ngắn gọn, tập trung, nhằm ngăn không cho ông Assad tái diễn một lần nữa một vụ thảm sát loại này. »
Về lập trường của Liên Hiệp Châu Âu, Đại diện ngoại giao cao cấp châu Âu là bà Catherine Ashton, trong phát biểu tại hội nghị các ngoại trưởng ở Lít-va, đã cho rằng cuộc tấn công hóa học ở Syria đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, là một « tội ác chiến tranh và tội ác chống lại toàn nhân loại ».
Đối với bà Ashton : « Một phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ của quốc tế rất quan trọng, để khẳng định rằng những tội ác như thế không được chấp nhận và sẽ bị trừng phạt ». Có điều là Đại diện tối cáo phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu đã cho rằng không nên tiến hành tấn công quân sự trước khi Liên Hợp Quốc công bố kết quả điều tra về vũ khí hóa học tại Syria.
Hiện nay, Hoa Kỳ và Pháp là hai nước duy nhất muốn mở một cuộc tấn công quân sự vào Syria. Thế nhưng theo ông John Kerry, nhiều nước khác cũng có thể sẽ tham gia : « Một số quốc gia - một số gồm hai chữ số - đang chuẩn bị để tham gia vào hành động quân sự ».
Để tìm kiếm thêm thành viên cho liên minh quốc tế chống Damas, Ngoại trưởng Mỹ vào hôm nay đã tiếp xúc với các đại diện của Liên đoàn Ả Rập tại Paris.
Giới quan sát nhận định : Cả ông Laurent Fabius lẫn ông John Kerry đều chọn phương án xem vấn đề Syria là « một cái ly nửa đầy ». Ngoại trưởng Mỹ đã hoan nghênh tuyên bố cố ý mơ hồ của Liên Hiệp Châu Âu, kêu gọi quốc tế có phản ứng mạnh mẽ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng không nói gì về hình thức cụ thể của các phản ứng.
Và người đồng cấp Pháp cũng hoan nghênh việc 12 nước trong nhóm G20 đã ủng hộ cách tiếp cận Pháp-Mỹ. Theo ông Laurent Fabius : « Đã có một hậu thuẫn rộng rãi và càng lúc càng lớn cho một phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ. Ngài John Kerry và chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhau trên bản chất của phản ứng này... là nên ngắn gọn, tập trung, nhằm ngăn không cho ông Assad tái diễn một lần nữa một vụ thảm sát loại này. »
Về lập trường của Liên Hiệp Châu Âu, Đại diện ngoại giao cao cấp châu Âu là bà Catherine Ashton, trong phát biểu tại hội nghị các ngoại trưởng ở Lít-va, đã cho rằng cuộc tấn công hóa học ở Syria đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, là một « tội ác chiến tranh và tội ác chống lại toàn nhân loại ».
Đối với bà Ashton : « Một phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ của quốc tế rất quan trọng, để khẳng định rằng những tội ác như thế không được chấp nhận và sẽ bị trừng phạt ». Có điều là Đại diện tối cáo phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu đã cho rằng không nên tiến hành tấn công quân sự trước khi Liên Hợp Quốc công bố kết quả điều tra về vũ khí hóa học tại Syria.
Hiện nay, Hoa Kỳ và Pháp là hai nước duy nhất muốn mở một cuộc tấn công quân sự vào Syria. Thế nhưng theo ông John Kerry, nhiều nước khác cũng có thể sẽ tham gia : « Một số quốc gia - một số gồm hai chữ số - đang chuẩn bị để tham gia vào hành động quân sự ».
Để tìm kiếm thêm thành viên cho liên minh quốc tế chống Damas, Ngoại trưởng Mỹ vào hôm nay đã tiếp xúc với các đại diện của Liên đoàn Ả Rập tại Paris.
No comments:
Post a Comment