Ủy ban Điều tra Nga, chuyên trách những vụ tội phạm lớn, cho biết là họ đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ tình nghi lạm quyền liên quan đến vụ chiếc tầu ngầm Tomsk bị cháy hôm qua tại nhà máy đóng tàu Bolshoi Kamen ở vùng Viễn Đông Nga.
Theo giới điều tra, con tàu « đã bị mất một một phần chức năng của mình » vì vụ hỏa hoạn. Cụ thể các thiệt hại ra sao, tuy nhiên không được tiết lộ. Ngoài ra « Tình trạng sức khỏe của 15 nhân viên làm việc đã bị tổn thương và họ đang được điều trị trong một bệnh viện quân đội ». Chi tiết về các chấn thương mà các nhân viên này phải chịu cũng không được công bố.
Báo cáo ban đầu về vụ hỏa hoạn trên chiếc tàu ngầm Tomsk đưa ra vào sáng hôm qua không hề đề cập đến tình trạng nhân viên làm việc bị thương cũng như không nói đến thiệt hại của con tàu. Báo cáo chỉ nói đơn giản là các nhân viên đã được sơ tán sau khi ngọn lửa bốc lên, được cho là đã tỏa khói chứ không phải là một ngọn lửa to.
Giới chức trách nhiệm cũng nhấn mạnh rằng lò phản ứng hạt nhân của chiếc tàu ngầm đã được tắt từ lâu và không có nguy cơ rò rỉ phóng xạ. Tất cả vũ khí trên tàu đều đã được gỡ bỏ trước khi thực hiện công việc sửa chữa.
Tuy nhiên một nguồn thạo tin đã tiết lộ với hãng tin Interfax hôm nay rằng vụ hỏa hoạn đã tạo ra những tình huống gần như nực cười khi công nhân tại hiện trường cố gắng dập lửa nhưng không thành công : « Có một thiết bị chữa cháy, nhưng bên trong trống rỗng. Họ đã cho gọi đội cứu hỏa và cố gắng tự sử dụng thiết bị này nhưng lại không phun ra được gì cả ».
Theo nguồn tin trên, các xe cứu hỏa đầu tiên chỉ đến hiện trường khoảng 20 phút sau khi ngọn lửa bùng lên : « Các nhân viên sửa chữa tàu là chuyên gia có đẳng cấp cao nhất. Nhưng có vẻ như là trong trường hợp này, họ đã mất sự tỉnh táo. Chuỗi sai lầm rất dài và tất cả mọi người sẽ phải rút ra kết luận tương ứng ».
Theo hãng tin Pháp AFP, hạm đội tàu ngầm năng lượng hạt nhân đã già nua của Nga lâu nay luôn bị vướng vào vấn đề an toàn. Vào tháng 12 năm 2011, lớp phủ cao su trên tàu ngầm Ekaterinburg thuộc lớp Delta IV đã bốc cháy dữ dội làm bị thương chín người. Báo cáo sau đó nói rằng con tàu khi bị cháy vẫn có tên lửa tầm xa bên trong.
Tuy nhiên, thảm họa lớn nhất dính líu đến tàu ngầm Nga là vụ chiếc tàu ngầm hạt nhân Kursk bị chìm tại biển Barents năm 2000, là toàn bộ 118 thuyền viên trên tàu bị thiệt mạng. Đến năm 2008, cũng có 20 người chết ngạt trên chiếc tàu ngầm Nerpa sau khi hệ thống chữa cháy trên tàu để thoát khí độc.
Theo giới điều tra, con tàu « đã bị mất một một phần chức năng của mình » vì vụ hỏa hoạn. Cụ thể các thiệt hại ra sao, tuy nhiên không được tiết lộ. Ngoài ra « Tình trạng sức khỏe của 15 nhân viên làm việc đã bị tổn thương và họ đang được điều trị trong một bệnh viện quân đội ». Chi tiết về các chấn thương mà các nhân viên này phải chịu cũng không được công bố.
Báo cáo ban đầu về vụ hỏa hoạn trên chiếc tàu ngầm Tomsk đưa ra vào sáng hôm qua không hề đề cập đến tình trạng nhân viên làm việc bị thương cũng như không nói đến thiệt hại của con tàu. Báo cáo chỉ nói đơn giản là các nhân viên đã được sơ tán sau khi ngọn lửa bốc lên, được cho là đã tỏa khói chứ không phải là một ngọn lửa to.
Giới chức trách nhiệm cũng nhấn mạnh rằng lò phản ứng hạt nhân của chiếc tàu ngầm đã được tắt từ lâu và không có nguy cơ rò rỉ phóng xạ. Tất cả vũ khí trên tàu đều đã được gỡ bỏ trước khi thực hiện công việc sửa chữa.
Tuy nhiên một nguồn thạo tin đã tiết lộ với hãng tin Interfax hôm nay rằng vụ hỏa hoạn đã tạo ra những tình huống gần như nực cười khi công nhân tại hiện trường cố gắng dập lửa nhưng không thành công : « Có một thiết bị chữa cháy, nhưng bên trong trống rỗng. Họ đã cho gọi đội cứu hỏa và cố gắng tự sử dụng thiết bị này nhưng lại không phun ra được gì cả ».
Theo nguồn tin trên, các xe cứu hỏa đầu tiên chỉ đến hiện trường khoảng 20 phút sau khi ngọn lửa bùng lên : « Các nhân viên sửa chữa tàu là chuyên gia có đẳng cấp cao nhất. Nhưng có vẻ như là trong trường hợp này, họ đã mất sự tỉnh táo. Chuỗi sai lầm rất dài và tất cả mọi người sẽ phải rút ra kết luận tương ứng ».
Theo hãng tin Pháp AFP, hạm đội tàu ngầm năng lượng hạt nhân đã già nua của Nga lâu nay luôn bị vướng vào vấn đề an toàn. Vào tháng 12 năm 2011, lớp phủ cao su trên tàu ngầm Ekaterinburg thuộc lớp Delta IV đã bốc cháy dữ dội làm bị thương chín người. Báo cáo sau đó nói rằng con tàu khi bị cháy vẫn có tên lửa tầm xa bên trong.
Tuy nhiên, thảm họa lớn nhất dính líu đến tàu ngầm Nga là vụ chiếc tàu ngầm hạt nhân Kursk bị chìm tại biển Barents năm 2000, là toàn bộ 118 thuyền viên trên tàu bị thiệt mạng. Đến năm 2008, cũng có 20 người chết ngạt trên chiếc tàu ngầm Nerpa sau khi hệ thống chữa cháy trên tàu để thoát khí độc.
No comments:
Post a Comment