Friday, May 31, 2013

Shangri-la và căng thẳng Biển Đông

Cập nhật: 11:19 GMT - thứ sáu, 31 tháng 5, 2013
Biển Đông
Biển Đông vẫn căng thẳng vào thời điểm họp Shangri-La 2013
Đối thoại Shangri-la, hội nghị hàng năm về an ninh châu Á, khai mạc vào ngày thứ Sáu tại Singapore.
Được đặt theo tên của khách sạn nơi tổ chức hội nghị, cuộc họp lần thứ 12 sẽ quy tụ 350 đại biểu đến từ 31 quốc gia và các tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhân vật cấp cao trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel, và người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU bà Catherine Ashton.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu như diễn giả chính trong buổi lễ khai mạc.
Hội nghị thượng đỉnh năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn trong vùng Biển Đông, với các chính phủ Philippines và Đài Loan bất hòa do một ngư phủ Đài Loan bị các lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines hạ sát, và trong lúc có bế tắc về tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh một rặng san hô ở xa.

Căng thẳng Biển Đông

Ba tàu Trung Quốc đã được điều đến chỉ trong vòng 5 hải lý cách Bãi Ayungin (Bãi cỏ mây), nơi có khoảng một chục lính thủy quân lục chiến Philippines đang đóng quân trên một con tàu cũ mà Manila bị mắc cạn vào năm 1999.
Các quan chức Philippines cáo buộc Trung Quốc cố gắng ngăn chặn các nguồn tiếp liệu và lương thảo cho những người lính, và đang yêu cầu Trung Quốc rút ra. Trung Quốc, về phần mình, khẳng định rằng Bãi Ayungin là một phần của quần đảo Trường Sa, trong đó Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi", và do đó các tàu Trung Quốc có quyền thực hiện các cuộc tuần tra trong vùng biển này.
"Nếu Trung Quốc cảm thấy rằng Hoa Kỳ đang nhắm mục tiêu vào Trung Quốc tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều này sẽ dẫn đến khả năng bất chắc và thiếu ổn định trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực."
Yang Fang
Điều này đánh dấu sự kiện mới nhất trong một loạt các cuộc đối đầu từ năm 2009, theo quan sát của Yang Fang, nhà nghiên cứu có liên kết với Trung tâm Nghiên cứu châu Á và Toàn cầu, thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore:
"Những sự việc này xảy ra khá thường xuyên trong những năm gần đây, các nước liên quan cố gắng phát triển tài nguyên biển và đánh bắt cá, trong khi gửi tàu để bảo vệ các hoạt động như vậy, dẫn đến va chạm, chẳng hạn như một cuộc va chạm xung quanh bãi cạn Scarborough vào năm 2012 giữa Trung Quốc và Philippines. "
“Tất cả các bên phải thể hiện sự kiềm chế, bằng không xung đột nghiêm trọng có thể xảy ra như một hệ quả, trong đó sẽ có ảnh hưởng đến sự an toàn của tuyến đường hàng hải cũng như hòa bình và ổn định của toàn khu vực,” Yang Fang nói với BBC.
Tác động tiêu cực tiềm tàng của các bế tắc hiện nay giữa Trung Quốc và Philippines cũng được Christian Le Miere ghi nhận.
Ông là nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và An ninh Hàng hải, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), chủ nhà của Đối thoại Shangri-La.
Viết trên blog của trang mạng Đối thoại Shangri-La, Le Miere cảnh báo rằng "giai đoạn này phản ánh thực tế rằng Biển Đông vẫn là một khu vực không ổn định với các phát triển nhanh chóng về cạnh tranh quân sự, nhưng nó cũng nhấn mạnh cách thức nào mà Biển Đông có thể được sử dụng như một lối thoát cho các tranh chấp quốc gia khác.”
Ngoại giao bằng tàu chiến, theo Le Miere, cũng dễ dàng đưa tới các biện pháp quân sự khi nó linh động, và diễn ra trong không gian quốc tế. Thực tế việc Biển Đông có thể được sử dụng theo cung cách như vậy sẽ chỉ làm tăng những lo ngại về cuộc xung đột.

Quan hệ Trung - Mỹ

Lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ
Tác giả cho rằng chuyến thăm Mỹ tuần tới của ông Tập Cận Bình sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn bên cạnh Shangri-La
Mặc dù Hội nghị An ninh diễn ra ba ngày tại Singapore có thể không giải quyết trực tiếp các vấn đề hiện tại, thì có những phiên họp liên quan tới mối căng thẳng trong khu vực Biển Đông, chẳng hạn như phiên họp có chủ đề “Ngoại giao Quốc phòng và ngăn ngừa xung đột”.
Trung Quốc không cử đại biểu cấp cao đến Thượng đỉnh cho mãi đến năm 2007, và hồi năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã đụng độ với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khi đó, ông Robert Gates về vấn đề Biển Đông, dẫn đến việc Trung Quốc gửi một Đoàn đại biểu cấp rất thấp tham dự Diễn đàn vào năm sau.
Năm nay, Trung Quốc sẽ được đại diện bởi ông Thích Kiến Quốc, phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và ông Thích sẽ nói về xu hướng mới trong an ninh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel sẽ nói về phương pháp tiếp cận của Hoa Kỳ trong an ninh khu vực.
Yang Fang từ Đại học Quốc gia Singapore nói với BBC rằng đây sẽ là một cơ hội tốt cho Hoa Kỳ để họ làm rõ ý đồ chiến lược của mình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc cảm thấy rằng Hoa Kỳ đang nhắm mục tiêu vào Trung Quốc tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều này sẽ dẫn đến khả năng bất chắc và thiếu ổn định trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực."
Xây dựng lòng tin sẽ càng trở nên quan trọng hơn, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Hoa Kỳ Obama vào tuần tới trong một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày ở California.

Thursday, May 30, 2013

Thêm bằng chứng khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa
Thêm một bằng chứng bằng bản đồ của Trung Quốc xuất bản không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vừa được website của huyện đảo Hoàng Sa (hoangsa.danang.gov.vn) cập nhật.
Trang bìa 1 của Postal Atlas of China 1919
Trang bìa 1 của Postal Atlas of China 1919.

Chiều 30/5, trao đổi với PV , Chánh Văn phòng huyện đảo Hoàng Sa - ông Lê Phú Nguyện - cho biết, đây là những bản đồ được ông Trần Thắng từ Mỹ gửi về lần thứ 2 để bổ sung vào bằng chứng chứng minh Trung Quốc không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuốn atlas này có tên là Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China. Atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó.
Bản đồ tổng thể lãnh thổ Trung quốc trong Postal Atlas of China 1919, phần cực nam lãnh thổ là đảo Hải Nam
Bản đồ tổng thể lãnh thổ Trung quốc trong Postal Atlas of China 1919, phần cực nam lãnh thổ là đảo Hải Nam.

Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ trong atlas. Vì thế mà cương giới cực nam của Trung Quốc trong atlas này luôn giới hạn cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Điều này cũng chứng tỏ rằng, cho đến khi nhà Thanh phát hành các atlas này vào năm 1908 và sau này chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản các atlas vào các năm 1919 và 1933, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi pháp của Trung Quốc.
Trang bản đồ tỉnh Quảng Đông trong Postal Atlas of China 1919, thể hiện rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Đông lúc bấy giờ
Trang bản đồ tỉnh Quảng Đông trong Postal Atlas of China 1919, thể hiện rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Đông lúc bấy giờ.

Còn Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919. Atlas được in bằng 3 thứ tiếng: Trung - Anh - Pháp, gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 46 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc, đều có kích thước là 61cm x 71cm. Tấm bản đồ tổng thể có tỷ lệ là 1:7500000, kích thước là 63 x 38cm.
Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China này là cuốn sách bản đồ được in lần thứ 2 tại Trung Quốc với số lượng in giới hạn. Cuốn sách bản đồ này được rao bán bởi một nhà sưu tầm ở Ba Lan, anh Trần Thắng đã tìm được và liên hệ, mua tặng UBND huyện Hoàng Sa phục vụ công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo Công Bính
Dân Trí

Wednesday, May 29, 2013

Nhìn hình xưa sinh viên miền Nam VNCH chống tàu+ như thế nào

1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng. Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.



Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.



Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.


 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqTpTKzYZ9OEW1NH_0oyb4pJWIuEoGFqKB-k02WI8YGvBisYIZ7MeJE1L4cA59HIVofd35vAdu2A18z6vV4mE30O4lTwL7714eApaIB1mz8nltSw2CMUhU9dHx318pX3TO95_cSJNSbaY/s1600/danlambao.jpg
HS TS 1974 VNCH 2
HS TS 1974 VNCH




lịch sử việt nam, hoàng sa trường sa
TT Thiệu rời Bộ Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, sau khi ra chỉ thị về biện pháp đối phó với TC khi hạm đội TC xâm nhập hải phận Việt Nam Công Hoà tại Hoàng Sa (1974).

Trương Kim Anh chuyển

Danh sách các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa

Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.

Việt Nam kiểm soát

Tổng cộng: 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.

1. Đảo An Bang

Đảo An Bang
Đảo An Bang
A: Amboyna Cay
F: Kalantiaw
H: 安波沙洲
M: Pulau Amboyna Kecil
Toạ độ: 7°52′10″B 112°54′10″Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát dài 200 m, rộng 20 m và cao 2 m. Điều kiện môi trường tại đây rất khắc nghiệt.

2. Đảo Nam Yết

Đảo Nam Yết
Đảo Nam Yết
A Namyit Island
F Binago
H 鸿庥岛
Tọa độ: 10°10′54″B 114°21′36″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 600 m, rộng 125 m với diện tích 0,06 km2 và cách đảo Ba Bình 11 hải lí về phía tây nam. Việt Nam có kế hoạch lập một khu bảo tồn biển tại đây.

3. Đảo Sinh Tồn

Đảo Sinh Tồn
Đảo Sinh Tồn
A Sin Cowe Island
F Rurok
H 景宏岛
Tọa độ: 9°53′0″B 114°19′0″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô dài 390 m, rộng 110 m, đất đai khô cằn, hầu như không trồng được rau xanh nếu không cải tạo đất.

4. Đảo Sinh Tồn Đông

Đảo Sinh Tồn Đông
Đảo Sinh Tồn Đông
A Grierson Reef/Cay
Sin Cowe East Island
F Julian Felipe
H 染青沙洲
Tọa độ: 9°54′18″B 114°33′42″Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 15 hải lí về phía đông. Cồn này dài 160 m, rộng 60 m, điều kiện khắc nghiệt.

5. Đảo Sơn Ca

Đảo Sơn Ca
Đảo Sơn Ca
A Sand Cay
F Bailan
H 敦謙沙洲
Tọa độ: 10°22′36″B 114°28′42″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo cát nhỏ nằm cách đảo Ba Bình 6,2 hải lí về phía đông. Đảo này dài 450 m và rộng 130 m; đất đai khá màu mỡ nhờ một lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh.

6. Đảo Trường Sa (Biệt danh: Trường Sa Lớn)

Đảo Trường Sa Lớn
Đảo Trường Sa Lớn
A Spratly Island
H 南威岛
Tọa độ: 8°38′30″B 111°55′55″Đ
Mô tả sơ lược: Đảo này có tên gọi chính thức là Trường Sa nhưng nhiều nguồn tin tức và người tại đây thường dùng biệt danh Trường Sa Lớn. Trường Sa là đảo san hô đứng thứ tư về diện tích trong quần đảo (0,15 km2) và là trung tâm của thị trấn Trường Sa. Đảo có nguồn nước lợ, có đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá,…

7. Đảo Song Tử Tây

Đảo Song Tử Tây
Đảo Song Tử Tây
A Southwest Cay
F Pugad
H 南子岛
Tọa độ: 11°25′46″B 114°19′54″Đ
Mô tả sơ lược: Song Tử Tây nằm cách Song Tử Đông 1,5 hải lí về phía tây nam và nhỏ hơn Song Tử Đông một chút. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo có một ngọn đèn biển quan trọng.

8. Đá Cô Lin

Đảo đá Cô Lin
Đảo đá Cô Lin
A Collins Reef
Johnson North Reef
H 鬼喊礁
Tọa độ: 9°46′13″B 114°15′25″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sinh Tồn 9 hải lí về phía tây nam và cách đá Gạc Ma 1,9 hải lí về phía tây bắc. Đá Cô Lin chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
9. Đá Đông
Đảo Đá Đông
Đảo Đá Đông
A East (London) Reef
F Silangang Quezon
H 东礁
Tọa độ: 8°49′42″B 112°35′48″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 36,4 km2 và nằm cách đá Châu Viên 10 hải lí về phía tây.
10. Đá Lát
Đảo Đá Lát
Đảo Đá Lát
A Ladd Reef
H 日积礁
Tọa độ: 8°40′42″B 111°40′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 9,9 km2 và nằm cách đảo Trường Sa 14 hải lí về phía tây. Đá chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.

11. Đá Len Đao

Đảo Len Đao
Đảo Len Đao
A Lansdowne Reef
H 琼礁
Tọa độ: 9°46′48″B 114°22′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma khoảng 5,5 hải lí về phía đông bắc. Đá này chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

12. Đá Lớn

Đảo Đá Lớn
Đảo Đá Lớn
A Discovery Great Reef
F Paredes
H 大现礁
Tọa độ: 10°03′42″B 113°51′6″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Nam Yết 28 hải lí về phía tây tây nam.

13. Đá Nam

Đảo chìm Đá Nam
Đảo chìm Đá Nam
A South Reef
F Timog
H 奈羅礁
Tọa độ: 11°23′31″B 114°17′54″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Song Tử Tây 3,5 hải lí về phía tây nam.

14. Đá Núi Thị

Đá Núi Thị
Đá Núi Thị
A Petley Reef
F Juan Luna
H 舶兰礁
Tọa độ: 10°24′42″B 114°34′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lí về phía đông đông bắc. Diện tích của thực thể này là 1,72 km2.

15. Đá Núi Le

Đảo đá Núi Le
Đảo đá Núi Le
A Cornwallis South Reef
F Osmeña
H 南华礁
Tọa độ: 8°42′36″B 114°11′6″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích 35 km2.

16. Đảo Phan Vinh

Đảo Phan Vinh
Đảo Phan Vinh
A Pearson Reef
F Hizon
H 毕生礁
Tọa độ: 8°58′6″B 113°41′54″Đ
Mô tả sơ lược: Xét theo khái niệm rộng là một rạn san hô vòng (rạn san hô vòng). Nơi đóng quân chính của hải quân Việt Nam có chiều dài 132 m và chiều rộng 72 m.

17. Đá Tây

Một góc đảo Đá Tây
Một góc đảo Đá Tây
A West (London) Reef
F Kanlurang Quezon
H 西礁
Tọa độ: 8°51′B 112°11′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 20 hải lí về phía đông bắc. Tại đây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thuỷ sản thí điểm.

18. Đá/Bãi Thuyền Chài

Đá/Bãi Thuyền Chài
Đá/Bãi Thuyền Chài
A Barque Canada Reef
F Magsaysay
H 柏礁
M Terumbu Perahu
Tọa độ: 8°10′B 113°18′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 17 hải lí và chiều rộng 3 hải lí. Phá nước dài khoảng 11 km và rộng khoảng 2 km.

19. Đá Tiên Nữ

Hải đăng Tiên Nữ
Hải đăng Tiên Nữ
A Tennent Reef
Pigeon Reef
F Lopez-Jaena
H 无乜礁
Tọa độ: 8°51′18″B 114°39′18″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm ở cực đông của các thực thể thuộc Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát. Diện tích của đá khoảng 3,4 km2.

20. Đá Tốc Tan

Đá Tốc Tan
Đá Tốc Tan
A Alison Reef
F De Jesus
H 六门礁
Tọa độ: 8°48′42″B 113°59′0″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng khoảng 7 km. Diện tích trung bình là 75 km2.

21. Đảo Trường Sa Đông

Đảo Trường Sa Đông
Đảo Trường Sa Đông
A Central (London) Reef
F Gitnang Quezon
H 中礁
Tọa độ: 8°56′6″B 112°20′54″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tây khoảng 6 hải lí về phía đông bắc và cách đá Đông khoảng 13 hải lí về phía tây bắc.
(Còn nữa)…
(BBT Tổng hợp)

Monday, May 27, 2013

Học giả “diều dâu” Trung Quốc: Hãy đánh chiếm biển Đông khi cần

Học giả “diều dâu” Trung Quốc: Hãy đánh chiếm biển Đông khi cần
Chiếc tàu được Philippines dùng làm căn cứ ở bãi Cỏ Mây - Ảnh: AFP

(TNO) Trung Quốc nên tấn công khi cần thiết để giải quyết tranh chấp tại một số bãi đá ở biển Đông hiện thuộc quyền kiểm soát của nước khác, theo thúc giục của một học giả “diều hâu” ở Trung Quốc.

Hãng tin Đài Loan CNA cho biết giáo sư thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc Hàn Húc Đông đã đưa ra phát biểu trong cuộc phỏng vấn với một đài phát thanh ở Thượng Hải mới đây. Theo đó, ông này cho rằng dựa trên cơ sở các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực khó có thể được giải quyết thông qua “quyền lực mềm”, như “thủ thuật ngoại giao”, và Trung Quốc “phải tấn công ở bất kỳ thời điểm cần thiết để chống lại âm mưu của nước khác nhằm kiểm soát các hòn đảo tại đó”.
“Ngoại giao chỉ có tác dụng khi được hậu thuẫn bởi sức mạnh quân sự”, ông Húc nói.
Ông này cũng đặt vấn đề tại sao Trung Quốc không tiến hành biện pháp quân sự tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (hiện do Philippines chiếm đóng phi pháp) và bãi cạn Scarborough.
Ông Húc nói Trung Quốc cần phải kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để đạt được mục tiêu bởi sức mạnh trên biển của nước này hiện đủ mạnh để bảo vệ "lợi ích quốc gia".
Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi Cỏ Mây thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế vào tuần trước sau khi Manila cáo buộc tàu chiến của Trung Quốc lởn vởn một cách “trái phép và khiêu khích” tại khu vực.
Philippines đã cử các tàu hải quân đến bãi Cỏ Mây, hiện do một số ít lính thủy đánh bộ chiếm đóng phi pháp.
Sơn Duân
‘Diều hâu’ Trung Quốc: Đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào!
Hàn Húc Đông - một giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngông cuồng trên vì cho rằng rất khó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa chỉ thông qua "quyền lực mềm" như vận động ngoại giao, thay vào đó Bắc Kinh phải "tấn công bất cứ lúc nào".
Trung Quốc sẽ tấn công đánh chiếm phi pháp các bãi cát ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện do một số quốc gia đang kiểm soát bất cứ lúc nào, một học giả diều hâu Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến kêu gọi.
Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 28/5 đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với một đài phát thanh tại Thượng Hải, Hàn Húc Đông - một giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngông cuồng trên vì cho rằng rất khó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa chỉ thông qua "quyền lực mềm" như vận động ngoại giao, thay vào đó Bắc Kinh phải "tấn công bất cứ lúc nào".
Quân đội Trung Quốc liên tục diễn tập đổ bộ chiếm đảo
Quân đội Trung Quốc liên tục diễn tập đổ bộ chiếm đảo.
"Ngoại giao chỉ thúc đẩy khi được sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự", viên học giả này nói, đồng thời đặt vấn đề tại sao Trung Quốc không có hành động quân sự (tấn công phi pháp) Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện cả Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đang tranh giành trái phép - PV.
Viên học giả "hỏa lực mồm" Trung Quốc này cho rằng sức mạnh hàng hải của Trung Quốc hiện nay đủ khả năng để "bảo vệ" cái gọi là lợi ích quốc gia và chủ quyền hết sức phi lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa. Ông ta cho rằng Trung Quốc nên kết hợp cả quân sự với ngoại giao để thực hiện âm mưu bá chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.
Hàn Húc Đông cho rằng trong thập niên 1980 hải quân Trung Quốc vẫn còn yếu và (việc xâm chiếm phi pháp) các bãi cát ngầm ở Biển Đông - Trường Sa là ngoài tầm với của Bắc Kinh khiến Philippines "nhân cơ hội này" phái quân chiếm đóng Bãi Cỏ Mây trên xác một con tàu cũ.
Hàn Húc Đông, Đại tá, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc
Hàn Húc Đông, Đại tá, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc .
Đây không phải lần đầu tiên cánh "hỏa lực mồm" Trung Quốc kêu gọi giới chức Bắc Kinh leo thang quân sự trên Biển Đông - Trường Sa nhằm thực hiện ý đồ phi pháp độc chiếm Biển Đông, trước đó La Viện, Thạch Tề Bình, Bàng Trung Anh, Trương Triệu Trung cũng đã liên tục kêu gào phải tấn công chiếm đoạt các bãi đá ngầm ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cùng với hoạt động quân sự phi pháp và ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - Trường Sa thời gian gần đây, sự xuất hiện của những phát biểu ngông cuồng, hiếu chiến của một số học giả diều hâu Trung Quốc đang làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực vốn dĩ đã rất nóng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.
Trong một thế giới truyền thông, những thông điệp hiếu chiến kiểu Hàn Húc Đông, La Viện, Bàng Trung Anh hay Thạch Tề Bình chỉ làm cho Trung Quốc mất đi danh dự cũng như địa vị quốc tế giống như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới nhận xét gần đây.

Theo GDVN

Tàu sân bay Mỹ tập luyện ở Biển Đông

Hàng không mẫu hạm USS Nimitz vừa có quãng thời gian diễn tập cất cánh hạ cánh cho máy bay, diễn tập tiếp liệu và ngắm bắn trên khu vực Biển Đông.

Tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68) thuộc Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, có đợt diễn tập bảo vệ an ninh biển và phối hợp bảo vệ trước các đe dọa an ninh hàng hải từ ngày 21-23/5 trên Biển Đông. Trong ảnh là chiếc chiến đấu cơ F/A-18C Hornet Death Rattlers tập luyện hạ cánh xuống tàu Nimitz.
Tờ Global Times của Trung Quốc bình luận Biển Đông có những tranh chấp về chủ quyền thời gian qua, việc hải quân Mỹ diễn tập trong khu vực ẩn chứa hàm ý sâu sắc.
Tàu USS Nitmitz từng được điều tới tập trận chung cùng Hàn Quốc hôm 11/5 ở Bussan trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao và Triều Tiên luôn đe dọa trả đũa những cuộc tập trận chung của Mỹ-Hàn.
Trực thăng MH-60S Sea Hawk chở thùng tên lửa hạ cánh xuống tàu.
Chiếc Black Knights 154 cất cánh trong lần tập luyện trên Biển Đông.
Dàn chiến đấu cơ hiện đại trên tàu sân bay của Mỹ.
Các phi công sẵn sàng cho cuộc tập luyện.
Nội dung diễn tập còn bao gồm tiếp tế nhiên liệu và vũ khí từ tàu hỗ trợ chiến đấu USNS Rainer (T-AOE 7).
Máy bay trực thăng MH-60S Sea Hawk thuộc phi đội tác chiến trên biển HSC 6 cung cấp bổ sung cho tàu sân bay.
Quá trình tiếp tế.
Các binh sĩ làm nhiệm vụ trong lúc thực hiện tiếp tế.
Chỉ huy cấp 2 John Kuchler giám sát một binh sĩ tập luyện bắn đạn thật từ khẩu súng máy M240 từ đuôi tàu USS Nimitz.
Toàn cảnh hai con tàu của hải quân Mỹ trong khu vực Biển Đông.
Vũ Hà (Ảnh: US Navy Flickr)