Tuesday, May 14, 2013


Lính Trung Quốc hiện nguyên hình ngoài Đá Vành Khăn, Trường Sa

Thứ năm 28/02/2013 08:12
(GDVN) - Từ ngày 18/2/2013 lính Trung Quốc đồn trú (trái phép) trên Đá Vành Khăn (trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) "suốt 20 năm nay" vẫn khoác áo "Ngư chính" đã chính thức thay quân phục quân đội Trung Quốc.

Lính hải quân Trung Quốc trá hình dưới vỏ bọc "nhân viên Ngư chính" chiếm đóng trái phép Đá Vành Khăn

Tờ Tin tức Tham khảo, Thời báo Hoàn Cầu và nhiều trang mạng Trung Quốc hôm qua 27/2 đưa tin, bắt đầu từ ngày 18/2/2013 lính Trung Quốc đồn trú (trái phép) trên Đá Vành Khăn (trong cụm Bình Nguyên, 
quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) "suốt 20 năm nay" vẫn khoác áo "Ngư chính" đã chính thức thay quân phục quân đội Trung Quốc.
Cũng trong ngày 18/2, lực lượng quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Vành Khăn thay đổi lại phiên hiệu tàu thuyền, đơn vị theo hệ thống phiên hiệu đơn vị của hải quân Trung Quốc. Tờ Tin tức Tham khảo cho hay, đây là "thái độ cứng rắn và bước đột phá quan trọng" của cái gọi là "bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc kể từ sau vụ Scarborough, thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đến nay.

Nhà nổi quân sự bê tông kiên cố Trung Quốc xây dựng trái phép tại Đá Vành Khăn từ 1998 đến nay

Đá Vành Khăn nằm trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, tuy nhiên Trung Quốc, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố "chủ quyền" đối với khu vực này. Năm 1983, Trung
Quốc tự đặt tên cho Đá Vành Khăn là hòn Mỹ Tế trong khi Philippines gọi là bãi đá Panganiban, tên quốc tế bằng tiếng Anh của Đá Vành Khăn là Mischief.

Tháng 2/1995 Trung Quốc điều 7 tàu đến Đá Vành Khăn bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines đang đánh bắt cá tại đây, sau đó Bắc Kinh liên tục xây dựng (trái phép) những cấu kiện hình đa giác trên những cọc thép tại Đá Vành Khăn và cắm cờ Trung Quốc.

Nhà nổi hình bát giác Trung Quốc xây dựng trái phép tại Đá Vành Khăn năm 1998 với cớ "lấy chỗ cho ngư dân tránh bão"

Từ tháng 11/1998 Trung Quốc tiếp tục phái 7 tàu chở theo rất nhiều thợ và vật liệu xây dựng ra Đá Vành Khăn xây dựng trái phép nhà nổi bê tông mà Bắc Kinh gọi là "lấy chỗ cho ngư dân Trung Quốc tránh bão". Philippines phản đối dữ dội, Bắc Kinh mời Manila "dùng chung" những cấu kiện này, nhưng Manila đã từ chối.

Từ đó tới nay, Trung Quốc liên tục xây dựng và gia cố nhà nổi bê tông tại Đá Vành Khăn, lắp đặt hệ thống radar vệ tinh và phái lực lượng chốt giữ với vỏ bọc là "nhân viên lực lượng Ngư chính", nhưng thực chất là lính hải quân.

No comments:

Post a Comment