Sunday, May 26, 2013

Cập nhật lúc 06:01, 27/05/2013

Biển Đông sau 45 phát súng của Philippines

(ĐVO) - Căng thẳng trên Biển Đông, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là tham vọng chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Kì trước: Đằng sau 45 phát súng của Philippines!
Lối thoát nào cho căng thẳng Biển Đông?
Căng thẳng sẽ hết, Biển Đông sẽ “lặng sóng”, khi các quốc gia trong khu vực chọn cách giải quyết tranh chấp bằng hòa bình trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) mà tất cả đều, đã là thành viên.
Điều mơ ước này xảy ra khi và chỉ khi Trung Quốc từ bỏ tham vọng đó hoặc bị buộc phải từ bỏ tham vọng đó. Đây chính là lối thoát duy nhất cho tình hình căng thẳng trên Biển Đông
Trung Quốc sẽ tự nguyện từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông? Không bao giờ! Trung Quốc đang còn say sưa với “giấc mơ đẹp”, “chưa bao giờ gần với hiện thực như vậy”…mà ai đó hy vọng điều này là hoang tưởng nặng.
Mỹ sẽ trực tiếp ra tay bảo vệ hòa bình trên Biển Đông với tư cách là một cường quốc bá chủ thế giới ư?

Hãy nghe và hiểu phát biểu của giáo sư Donald Weatherbee từ đại học South Carolina:
“Mỹ sẽ không gửi hạm đội 7 đến để giải quyết các vấn đề về thuỷ sản hay san hô ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ là tự do hàng hải. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức chúng ta bằng cách đó, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia, mà sẽ là vấn đề lợi ích quốc gia của Mỹ”.
Xem thế để thấy các quốc gia có “rắc rối” với Trung Quốc, trước chiến lược “xoay trục” sang châu Á-TBD của Mỹ mà vui mừng, hy vọng dựa hoàn toàn vào Mỹ để ngăn cản Trung Quốc về mặt quân sự thì đúng là ấu trĩ.
Về tư cách pháp lý, Mỹ càng không thể, bởi lẽ, nguyên tắc để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là phải căn cứ vào UNCLOS, trong khi Mỹ không phải là thành viên (thực chất Mỹ không chịu ký UNCLOS) thì Mỹ không có lợi thế nào, hoàn toàn là con số 0.
Trung Quốc không dám coi thường Mỹ, nhưng trên Biển Đông, Trung Quốc quá hiểu Mỹ, quá hiểu kiểu thực dụng của Mỹ, Mỹ chưa phải là vấn đề lớn cản trở trực tiếp ý đồ của Trung Quốc. Mỹ là đối tượng mà Trung Quốc còn có thể thương lượng và dễ thương lượng nhất.

 Tăng ngân sách quốc phòng cho Hải quân để chống Trung Quốc và quyết hy sinh đên người cuối cùng là đường lối và quyết tâm của Philipines trước sự chèn ép bắt nạt của Trung Quốc
Tăng ngân sách quốc phòng cho Hải quân để chống Trung Quốc và quyết hy sinh đên người cuối cùng là đường lối và quyết tâm của Philipines trước sự chèn ép bắt nạt của Trung Quốc
Như vậy, khi Trung Quốc không bao giờ tự nguyện từ bỏ tham vọng đó thì muốn Biển Đông “lặng sóng” chỉ còn cách duy nhất là BUỘC Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông thành “ao nhà”.
Chúng ta phải tỉnh táo để nhận biết rằng, trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng hiện nay, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” mà Trung Quốc chưa dám vượt qua hay không? Nếu chúng ta nhận biết được những “vạch đỏ” đó, biết khai thác triệt để, tăng cường củng cố, xây dựng làm sâu sắc thêm những “vạch đỏ” đó…thì tin chắc rằng Biển Đông chưa và sẽ không bao giờ biến thành biển lửa.
Và, đây là những “vạch đỏ” mà Trung Quốc không muốn nhìn thấy và chưa dám vượt qua:
Thứ nhất, Biển Đông bị quốc tế hóa.
Trên biển Đông, Nga âm thầm có sẵn từ lâu, Mỹ thì đã, đang rầm rộ kéo sang và Nhật Bản thì đang tích cực triển khai lực lượng, ngay Ấn Độ thì thẳng thừng bác bỏ quan điểm của Trung Quốc coi chuyện tranh chấp trên khu vực châu Á-TBD là chuyện nội bộ…thì chứng tỏ Biển Đông…không phải là hẹp mà đủ rộng cho các nước lớn quan tâm và Trung Quốc cũng chỉ là một phần trong đó. Muốn “lộng quyền” ư? Không thể và không dễ “áp đặt lối chơi”.
Thứ hai, khả năng hình thành một liên minh chống Trung Quốc nếu Trung Quốc gây chiến.
Liên minh đáng ngại nhất là của các nước bị Trung Quốc bắt nạt, chèn ép với sự ủng hộ, hậu thuẫn của Mỹ, Nga, Ấn và Nhật Bản. Liên minh này tạo ra một địa quân sự vô cùng nguy hiểm cho Trung Quốc và chắc chắn gây nên thảm bại cho Trung Quốc nếu động thủ. Nếu dù không thảm bại thì cũng bị sa lầy trong khi các đối thủ kia nhởn nhơ…cũng khiến Trung Quốc không dại.
Cuối cùng, “vạch đỏ” nguy hiểm nhất là khả năng đương đầu của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam trước tình huống chủ quyền lãnh hải của mình nguy cơ bị xâm hại.
Bản lĩnh, tự tin, chủ động, chuẩn bị đủ để giáng trả của bất kỳ một quốc gia nào trước kẻ thù cũng đều là yếu tố để kẻ gây chiến phải suy nghĩ nhiều lần.
Ba “vạch đỏ” này liên kết với nhau sẽ tạo ra một chướng ngại “bùng nhùng” không thể vượt qua. Đó cũng chính là sự răn đe, ngăn ngừa chiến tranh trên Biển Đông và cũng là nguyên nhân chính buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông thành ‘ao nhà” của mình.
Đối với chúng ta, không còn cách nào khác là phải làm sâu sắc thêm những “vạch đỏ” này. Thực chất đây cũng là những vấn đề cụ thể trong chiến lược, sách lược lớn của nước ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhưng, tổ chức thực hiện những vấn đề này vào lúc nào, như thế nào và ở đâu…để đạt hiệu quả cao nhất là nghệ thuật, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
Ít nhất cho đến lúc này, dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo, lãnh đạo một dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bản lĩnh và trí tuệ với sự dầy dạn kinh nghiệm của quân đội Việt Nam thì không ai nghi ngờ.

Thế giới đã từng chứng kiến mới đây, sự đụng độ giữa Đài Loan và Nhật Bản và được giải quyết ổn thỏa bằng một hiệp định đánh cá chung. Có thể 45 phát súng của Philipines sẽ như một mũi kim đâm vào khối u mưng mủ để tạo ra một kết quả không vui cho Trung Quốc nhưng lành cho mối quan hệ Phi-Đài là sẽ có một hiệp định đánh cá chung với Đài Loan.
Đằng sau những phát súng của Philipines, Trung Quốc phải suy nghĩ, lo lắng. Phải chăng Trung Quốc đã quá đà, dồn Philipines đến chân tường, quên mất câu “con giun xéo lắm cũng quằn”? Phải chăng tình thế hiện tại đã được Nhật Bản, Mỹ hà hơi tiếp sức khiến Philipines sắn sàng một mất một còn với Trung Quốc? Phải chăng có một “Bắc Triều Tiên” theo kiểu cách của Trung Quốc đang xuất hiện ở Đông Nam Á?
Chưa biết chừng, một “giấc mơ Trung hoa” trong một giấc ngủ say nồng cũng có khi tan vỡ chỉ bắt đầu bằng “một con kiến đen”.

No comments:

Post a Comment