(TNO) Trong lúc hải quân hoàng gia Malaysia tập trung phát triển hạm đội viễn dương, vụ các tay súng ở Sulu xâm nhập bang Sabah của nước này có thể đặt ra nhu cầu xây dựng năng lực ở vùng nước nông.
>> Tiềm lực hải quân Đông Nam Á - Kỳ 1
>> Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào? - Kỳ 2
>> Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào? - Kỳ 1
>> Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc: Mạnh cỡ nào?
>> Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào? - Kỳ 2
>> Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào? - Kỳ 1
>> Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc: Mạnh cỡ nào?
Hải quân Malaysia: Ưu tiên tàu chiến cận bờ
Hiện tại, chương trình then chốt của hải quân Malaysia là thiết kế và đóng 6 tàu hộ tống nhỏ dựa trên thiết kế tàu Gowind của hãng DCNS (Pháp), theo Jane’s Defence Weekly.
Được biết đến như chương trình duyên hải hạm (LCS) hay tàu chiến cận bờ, dự án này bắt nguồn từ dự án tàu tuần tra thế hệ thứ hai và theo sau phi vụ mua 6 tàu tuần tra lớp Kedah từ hãng Boustead Naval Shipyard (Malaysia) và tập đoàn German Naval Group của Đức.
So với tàu lớp Kedah được trang bị vũ khí vừa phải, tàu LCS mà Malaysia đặt mua sẽ lớn và trang bị nhiều vũ khí hơn, với năng lực chống hạm, phòng không, và chống tàu ngầm. Chúng sẽ được trang bị bãi đỗ trực thăng cũng như có khả năng vận hành một máy bay không người lái (UAV).
Contraves Advanced Devices, một liên doanh giữa Boustead Naval Shipyard và Rheinmetall (Đức), sẽ tích hợp hệ thống quản lý tác chiến DCNS Setis, cùng hệ thống theo dõi quang - điện tử TMEO Mk2 và radar kiểm soát khai hỏa TMX/EO Mk2 của Rheinmetall. Hải quân Malaysia cũng vừa mới quyết định chọn lựa pháo Bofors 57 mm Mk 3 của hãng BAE Systems (Anh) để trang bị cho LCS.
Do chiếc LCS đầu tiên sẽ không được chuyển giao cho đến tận năm 2017 nên Malaysia rõ ràng sẽ đối mặt với lỗ hổng năng lực và quân số trong lúc đó.
Vì vậy, Mỹ đã có những động thái để cung cấp tàu hộ tống lớp Perry để trám lỗ hổng này. Tuy nhiên, kế hoạch chưa có nhiều tiến triển bởi chính phủ Malaysia cần phải chuẩn chi ngân sách dành cho việc mua tàu trong khi mọi quyết định liên quan đến ngân sách quốc phòng bị trì hoãn bởi cuộc bầu cử mới đây tại Malaysia.
Dù thiết kế và sản xuất có khác nhau, tàu lớp Perry sẽ giúp hải quân Malaysia chuẩn bị thủy thủ đoàn cho các tàu LCS vì sự giống nhau giữa năng lực và nhiệm vụ.
Ảnh mô phỏng tàu chiến cận bờ của Malaysia - Ảnh: Chụp màn hình |
Hải quân Malaysia cũng đã nhận hai tàu huấn luyện sản xuất trong nước dài 79,5 mét. Chúng được công ty NGV Tech của Malaysia sản xuất với sự hỗ trợ từ Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) theo hợp đồng trị giá 96,1 triệu USD ký kết năm 2011. Hai tàu này được hạ thủy vào tháng 12.2012 và tháng 2.2013.
Vào năm 2011, Tư lệnh hải quân Malaysia, đô đốc Aziz Jaafar cũng thúc giục chính phủ nước này hãy cân nhắc mua thêm hai tàu huấn luyện trong lộ trình kế hoạch 5 năm lần thứ 11 từ 2016 đến 2020, cùng với các tàu cùng loại song được thiết kế như tàu chiến đấu nhằm thay thế tám tàu tấn công nhanh cũ kỹ lớp Handana và lớp Perdana, vốn được biên chế trong thập niên 1970.
Nhu cầu tàu chiến đa năng của Malaysia, vốn được lên kế hoạch mua sắm theo lộ trình kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2001 - 2005), tiếp tục chìm vào quên lãng, bất chấp vụ cháy chiếc tàu độc nhất có năng lực tác chiến đổ bộ vào năm 2009 - tàu KD Sri Inderapura.
|
Chương trình tàu đa năng nhiều khả năng chỉ được khởi động trong lộ trình kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Nhiều công ty khác nhau, gồm Navantia (Tây Ban Nha) và DSME, đã mời chào các thiết kế để đáp ứng nhu cầu. Yêu cầu ban đầu của Malaysia được cho là một lớp tàu gồm ba chiếc có khả năng vận chuyển một tiểu đoàn vũ trang hỗn hợp và bốn trực thăng cỡ vừa.
Malaysia hiện có nhu cầu ít nhất từ 6 đến 12 chiếc trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm để bổ sung cho Không đoàn của hải quân, hiện có 6 chiếc trực thăng AgustaWestland Super Lynx và 6 chiếc Eurocopter Fennec.
Mỹ hiện chào bán chiếc trực thăng MH-60R Seahawk cho nhu cầu này, mặc dù hiện có những bàn bạc về việc cải biên trực thăng Eurocopter EC7 25 cho hoạt động hải quân. Điều này sẽ giúp tận dụng khả năng hậu cần và bảo dưỡng của đội trực thăng EC75 25 thuộc không quân Malaysia.
Trong khi đó, vào đầu tháng 5, cựu Tư lệnh hải quân Anwar Mohd Nor nhận xét hải quân Malaysia cần thêm ít nhất ba tàu ngầm và tốt nhất là có sáu tàu, theo tờ New Straits Times. Hiện tại Malaysia chỉ có hai tàu ngầm lớp Scorpene đóng tại căn cứ hải quân Teluk Sepanggar ở bang Sabah.
“Sẽ đến lúc khi các tàu ngầm cần được sửa chữa hoặc bảo dưỡng. Chỉ có hai tàu ngầm có thể làm gián đoạn hoạt động hải quân”, ông Nor nói khi được đề nghị phát biểu về các chương trình mua sắm tàu ngầm của Việt Nam và Indonesia. (Còn tiếp)
Sơn Duân
No comments:
Post a Comment