TQ hoàn thành lắp đặt giàn khoan lớn nhất châu Á ở Biển Đông trong ngày 23/5.
Dự án được gọi là Liwan 3-1 này sẽ có công suất khai thác 12 tỷ mét khối/năm và được đưa vào hoạt động cuối năm nay, CNOOC cho biết.
Phó giám đốc dự án Liwan 3-1, Yang Zhuangchun, cho biết: “Khí đốt tự nhiên đã qua chế biến chủ yếu được cung cấp cho các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp khác ở tỉnh Quảng Đông, góp phần đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt trong khu vực”.
Nhà phân tích Li Lingxuan của Sublime China Information Co Ltd tiết lộ: “Công suất khai thác khí đốt của dự án là 12 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 10% sản lượng khí đốt tự nhiên hiện tại của Trung Quốc và sẽ giảm bớt tình trạng thiếu khí đốt ở miền Nam Trung Quốc… Dự án Liwan 3-1 của CNOOC sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thăm dò khai thác khí đốt của Trung Quốc ở những vùng biển sâu”.
Sau hai năm rưỡi khởi công xây dựng, CNOOC đã lắp đặt xong phần trên của giàn khoan dầu khí nước sâu lớn nhất châu Á vào sáng 23/5/2013, bất chấp trời mưa và sóng lớn.
Nie Min, chánh thanh tra dự án của CNOOC, cho biết: “Phần trên của giàn khoan này nặng trên 30.000 tấn và đây là giàn khoan trên biển lớn nhất lĩnh vực dầu khí trong những năm gần đây”.
Dự án Liwan 3-1 bao gồm một giàn khoan trung tâm, một nhà máy khí đốt tự nhiên trên đất liền, bảy cơ sở sản xuất dưới nước và hệ thống đường ống dẫn khí dài 419 km.
Số lượng thép được sử dụng cho giàn khoan này nhiều gấp 4 lần lượng thép được sử dụng để làm tháp Eiffel ở Paris, CNOOC cho biết.
Mỏ khi đốt Liwan 3-1 là dự án liên doanh giữa CNOOC và Husky Energy Inc của Canada và có độ sâu 1.500 m.
Giàn khoan nổi 981 trị giá 1 tỷ USD của CNOOC cũng đã được đưa đến Liwan 3-1 hồi tháng 3 để hỗ trợ việc lắp đặt giàn khoan dầu khí trung tâm Liwan 3-1 lớn nhất châu Á.
Theo Phó giám đốc dự án Lệ Loan 3-1 Yang Zhuangchun, “khí tự nhiên đã qua chế biến chủ yếu sẽ được cung cấp cho các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp khác ở tỉnh Quảng Đông, góp phần đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên trong khu vực”.
“Công suất khai thác của dự án là 12 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 10% sản lượng khí đốt tự nhiên hiện tại của Trung Quốc, sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu khí đốt ở miền Nam Trung Quốc”, bà Li Lingxuan – một chuyên gia ngành công nghiệp khí đốt tiết lộ.
Cũng theo bà Li Lingxuan, có đến 70% trữ lượng dầu khí trong khu vực Biển Đông nằm ở các vùng nước sâu – nơi có những yêu cầu khắt khe về môi trường và kỹ thuật đối với việc thăm dò. Do đó, giàn khoan Lệ Loan 3-1 được hi vọng sẽ giúp Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt ở các vùng nước sâu.
Dự án Lệ Loan 3-1 được khởi động cách đây gần 3 năm, bao gồm việc xây dựng một giàn khoan nước sâu (cũng mang tên Lệ Loan 3-1), một nhà máy xử lý khí trên đất liền, hệ thống đường ống dẫn khí dưới nước dài 419km và một số cơ sở khác.
Nie Min, một nhà quản lý dự án của CNOOC, cho biết: “Phần trên của giàn khoan này nặng trên 30.000 tấn và đây là giàn khoan trên biển lớn nhất lĩnh vực dầu khí trong những năm gần đây. Đây cũng là giàn khoan hoàn toàn do Trung Quốc thiết kế, xây dựng, lắp đặt”.
Số lượng thép được sử dụng để xây dựng giàn khoan “khủng” này ước tính nhiều gấp 4 lần số lượng thép sử dụng để xây tháp Eiffel ở Paris, Pháp.
Vị trí của mỏ khí Lệ Loan trong lô 29/26 (Liwan 29/26) - nơi giàn khoan Lệ Loan 3-1 được lắp đặt trên Biển Đông
Dự án nhằm phục vụ cho việc khai thác thương mại tại mỏ khí đốt Lệ Loan 3-1 nằm trong lô 29/26 trên Biển Đông, trải rộng trên diện tích khoảng 3.965km2, được phát hiện năm 2006. Mỏ nằm trong lưu vực sông Châu, cách Hồng Kông 350km về phía Đông nam. Husky Energy là nhà điều hành của dự án này mặc dù chỉ nắm 49% cổ phần, 51% còn lại thuộc về CNOOC.
Trước đó, để hỗ trợ cho việc lắp đặt giàn khoan trung tâm Lệ Loan 3-1, giàn khoan dầu khí hải dương 981 của CNOOC cũng đã được triển khai tới đây vào tháng 3 vừa qua.
Minh Châu (Theo China Daily)
No comments:
Post a Comment