Nhật khiến
TQ ‘rụng rời tay chân’, Châu Á lo ngại
(ĐVO) - Tại
hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ
ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo
của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp
nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký
Tuyên bố này.
TQ điều 40
chiến đấu cơ ra Senkaku, Nhật cất cánh khẩn
’Tàu Trung
Quốc đuổi tàu Nhật ra khỏi Senkaku’
Thủ tướng Nhật
dọa “dùng vũ lực” với tàu Trung Quốc
Giải thích về
điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán
thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc
không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với
chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết.
Rõ ràng, những
quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô
nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ
vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng
nguy hiểm đó? Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ.
Rốt cuộc,
trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên là những quốc gia không có
và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống
như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém.
Nhưng Nhật Bản
thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do.
Trước hết,
cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại
đã bộc lộ đỉnh điểm và không thể che giấu được nữa. Đó là sự hận thù dân tộc bởi
chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa
chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn
trong sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhật Bản, một
cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường,
coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30
năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP?
Đơn giản dễ
hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của
Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và
vũ khí hạt nhân (VKHN).
Mục tiêu của
tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có
TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không?
Mục tiêu của
tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có
TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không?
Mới đây, một
vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc
bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là
nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”…
Đành rằng
trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay
TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào
khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản
để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”.
Tất cả những
điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do
đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?...
Với tình thế
đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất
cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”.
Với tình thế
đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn
hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”.
Cuối cùng,
Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế
thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về
tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một
“thế năng” rất lớn.
Chẳng hạn
như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên
tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn
plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010
nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn
plutonium.
Được biết, cứ
khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có
đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đạn hạt nhân.
Về kỹ thuật,
Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay
nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN
Nhật Bản đã
nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với
loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc
tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới.
Nhật Bản
nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ
hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và
cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều
Tiên hay Iran.
Như vậy có
thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ
trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích
ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi
lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi,
đó là:
“Hãy cẩn trọng
với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay
TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có
lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”.
Người Mỹ sẽ
làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại,
đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung
hăng.
Người dân
khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng
khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc
gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản… tuy hết sức lo ngại.
Báo chí
Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì
bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện
hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã
quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại
bàng Nhật Bản tung cánh.
Vấn đề chỉ
là thời gian khi nào?
Thủ tướng Nhật
Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: "Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức
mạnh quân sự Trung - Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để".
Trung Quốc
có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự
hoảng hốt?
Tại sao
Trung Quốc biết thực hiện sách lược “giấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường
với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không?
Thật ra, sau
thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về
thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”.
Từ những nỗi
đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho
cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong
trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ.
Hiệp ước An
ninh Mỹ - Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua
vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu
dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác,
tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây
giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng.
Xem ra dù
đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật
Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân.
Tham vọng
quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được
“lời nguyền Nhật Bản”.
No comments:
Post a Comment