Saturday, September 7, 2013

KHỦNG KHOẢNG SYRIA

hứ bảy, 07/09/2013
Cuộc nội chiến ở Syria ngày càng khốc liệt sau những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học bị cho là của chính phủ nhắm vào thường dân, làm chết hàng ngàn người. Trong khi cộng đồng quốc tế đang tìm giải pháp, Tổng thống Assad cảnh báo rằng một cuộc tấn công quân sự vào Syria có thể khơi mào chiến tranh trên khắp Trung đông. Cán cân lực lượng trong cuộc nội chiến Syria có vẻ không tương xứng. Phe nổi dậy chỉ nhận được số vũ khí giới hạn, trong lúc phe chính phủ được viện trợ dồi dào các vũ khí của Nga và Iran.

Tổng thống Obama nói uy tín của cả thế giới bị thách thức chứ không chỉ có riêng uy tín của cá nhân ông hay của nước Mỹ. Hoa Kỳ vẫn còn chần chờ để can thiệp, các nước lớn khác đang trông vào hành động của Hoa Kỳ để quyết định. Nhân dân Mỹ cũng không mấy nhiệt tình. VOA Tiếng Việt cố gắng mang đến quý vị những thông tin cập nhập về tình hình Syria.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chuyện với Cao ủy EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, bà Catherine Ashton, ở Vilnius, 7/9/2013

Tòa Bạch Ốc tìm kiếm sự ủng hộ cho việc tấn công Syria

Chính phủ Mỹ của Tổng thống Barack Obama đã tăng cường các nỗ lực nhằm tranh thủ sự ủng hộ trong nước cho hành động quân sự chống lại Syria

Tổng thống Obama hô hào cho một vụ tấn công 'có giới hạn' ở Syria

Tổng thống Mỹ nói vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria là '1 vụ tấn công trực tiếp vào phẩm giá con người' và là 'mối đe dọa nghiêm trọng' cho an ninh của nước Mỹ Thêm

Ngoại trưởng Kerry tìm kiếm sự ủng hộ của EU về vấn đề Syria

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ đang họp với các vị ngoại trưởng Âu châu để tìm cách tranh thủ sự ủng hộ cho hành động quân sự của Mỹ chống lại Syria Thêm
Các bài viết khác
 

Tin tức về Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (giữa), và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) tại hội nghị G20 ở St.Petersburg 6/9/2013. REUTERS/Sergey Guneev/RIA Novosti/

 Các nước lớn không tìm được đồng thuận trừng phạt Syria

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga kết thúc hôm thứ Sáu vẫn còn chia rẽ trong việc ủng hộ Hoa Kỳ trừng phạt Syria vì nước này đã sử dụng vũ khí hóa học
Thêm
Trẻ em tỵ nạn Syria xếp hàng chờ nhận cứu trợ từ các cơ quan nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ tại trại tỵ nạn Bal al-Salam gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, 22/12/2012

 Chiến tranh buộc nhiều trẻ em Syria bỏ học

Ngày tựu trường tại Syria đã bắt đầu nhưng khoảng hai triệu trẻ em phải dời cư ở bên trong và bên ngoài Syria không được đi học bình thường
Thêm
Quang cảnh hoang tàn sau trận chiến giữa quân nổi dậy Syria và quân chính phủ Syria ở Aleppo, Syria, 4/9/2013.  (AP Photo/Aleppo Media Center, AMC)

 Phe nổi dậy Syria rút khỏi thị trấn Kitô giáo cổ

Đài quan sát Nhân quyền Syria và Ðạo binh Syria Tự do cho biết hôm thứ Sáu, quân nổi dậy đã chiếm giữ và phá hủy các cơ sở quân sự trong một trận chiến
Thêm
Hình ảnh từ một đoạn video của Mạng lưới tin tức Shaam cho thấy các thành viên của Đạo Binh Syria Tự do đang nhắm mục tiêu là các lực lượng chính phủ ở Aleppo, Syria, 22/7/2013

 Nhận diện các nhóm nổi dậy ở Syria và lập trường của Hoa Kỳ

Quân nổi dậy tại Syria gồm nhiều nhóm khác nhau, có nhiều chủ trương khác nhau, chỉ gặp nhau ở một điểm, lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad
Thêm
Biểu tình phản đối hành động quân sự của Mỹ đối với Syria tại Quảng trường Times ở thành phố New York, ngày 31/8/2013.

Ða số người Mỹ không muốn can dự vào Syria

Việc dân Mỹ không muốn can dự vào Syria được bày tỏ rõ ràng trong các cuộc thăm dò mới nhất tại Hoa Kỳ
Thêm

Quân đội Mỹ đề ra các mục tiêu tấn công Syria

Với các khu trục hạm ở tư thế sẵn sàng để tấn công Syria, các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ đã đề ra các mục tiêu nếu có cuộc tấn công vào Syria
Thêm
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại một địa điểm nghỉ mát ở California, ngày 7/6/2013.

 Lãnh đạo Mỹ-Trung thảo luận về Syria tại G20

Cuộc họp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là cuộc họp đầu tiên kể từ khi hai ông gặp nhau hồi đầu năm nay tại một địa điểm nghỉ mát ở California
Thêm
Xem thêm

Lập trường các nước về can thiệp quân sự ở Syria

Cộng đồng quốc tế đang đứng trước một ván cờ chính trị mà mỗi bước đi có thể đưa đến hệ quả vô cùng hệ trọng trong quan hệ quốc tế. Ủng hộ hay phản đối can thiệp quân sự ở Syria, tất cả đều nằm trong những toan tính và lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia. Hãy cùng VOA tìm hiểu bằng cách rê chuột qua những biểu tượng tương tác để đọc thông tin và xem hình ảnh.

Trình tự thời gian của cuộc đàn áp chết người tại Syria

 
Tháng 3, 2011
Những cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra và hàng chục người thiệt mạng. Chính phủ Syria công bố một loạt các cải cách, trong đó có đề xuất đầu tiên là bãi bỏ luật tình trạng khẩn cấp ban hành từ năm 1963. Ngày 29/3/2011, chính phủ từ chức nhưng Tổng thống Bashar al-Assad vẫn nắm quyền.
"Syria Protests"
Những cuộc biểu tình rầm rộ hơn. Lực lượng an ninh giết chết 100 người biểu tình. Tổng thống Assad công bố chính phủ gồm 31 thành viên mới. Ông ra lệnh thả những người bị bắt giữ trong đợt biểu tình phản đối, ngoại trừ những người bị kết tội “có hành vi phạm tội hình sự.” Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Syria.
"Syria Protest"
Liên Hiệp Quốc ước tính có tới 850 thiệt mạng trong khi cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng. Ngoại trưởng các nước châu Âu loan báo trừng phạt Tổng thống Assad và 9 thành viên trong chính phủ ông.
"Syria Protest"
Bộ Tài chính Mỹ áp đặt những biện pháp trừng phạt nhắm vào lực lượng an ninh Syria liên quan đến các vụ đàn áp đẫm máu người biểu tình. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ước tính số người chết lên tới 1000 người. Các cuộc đụng độ tiếp diễn khiến một lượng lớn người Syria chạy qua biên giới của nước này với Libăng và Thổ Nhĩ Kỳ để lánh nạn.
"Syria Refugees"
Hơn một triệu người đổ ra đường trong những cuộc biểu tình khổng lồ chống chính phủ. Hơn 100 thiệt mạng trong cuộc tấn công ở Hama lớn do lực lượng Syria thực hiện. Các thành viên phe đối lập Syria tẩy chay các cuộc đàm phán với chính phủ để phản đối việc đàn áp người biểu tình.
"Syria Protest"
Ả-rập Xê-út, Kuwait, và Bahrain rút đại sứ nước họ khỏi Syria. Mỹ kêu gọi ông Assad từ chức và công bố thêm những biện pháp trừng phạt mới đối với Syria. Phe đối lập thành lập một “Hội đồng quốc gia” ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Syria Assad"
Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu dầu từ Syria. Nga và Trung Quốc phủ quyết một nghị quyết của LHQ lên án Syria.
"UN Security Council Syria"
Liên đoàn Ả-rập đình chỉ tư cách thành viên của Syria. Những lãnh đạo Quân đội Syria đào ngũ theo Quân đội Syria Tự do của phe đối lập mở các cuộc tấn công.
"Syria Army Defectors"
Vụ pháo kích ở thành phố Homs tăng số người chết lên 5000 người và bạo lực lan đến thủ đô Damascus. Liên đoàn Ả-rập đóng băng tài sản của 19 quan chức Syria và cấm không cho họ du hành đến các quốc gia Ả-rập.
"Syria Protest Crackdown"
Chính phủ phóng thích 5000 tù nhân. Liên đoàn Ả-rập đình chỉ hoạt động quan sát của phái bộ liên đoàn trong khi chính phủ Damascus tăng cường đàn áp nhắm vào những quan điểm đồng. Số người chết vượt quá 7000 người.
"Syria Arab League Observers"
Gần 90 phần trăm cử tri bỏ phiếu chấp thuận hiến pháp do chính phủ bảo trợ. Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết thứ hai của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án cuộc đàn áp.
"Syria Vote"
Ðặc phái viên của Liên Hiệp Quốc-Liên đoàn Ả-rập kiêm cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan hội đàm tại Syria. Tuy nhiên, ông rời Damascus mà không đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần một năm ở nước này. Trong khi đó, 3 thành viên có tiếng trong Hội đồng Quốc gia Syria từ chức. LHQ cho biết số người chết vượt quá 8000 người.
"Syria Kofi Annan"
Syria hứa tuân thủ một lệnh ngừng bắn của Liên Hiệp Quốc làm trung gian điều giải bắt đầu ngày 12 tháng 4, ngày do phái viên hòa bình Kofi Annan của Liên Hiệp Quốc-Liên đoàn Ả Rập định ra. Một nhóm 6 quan sát viên của LHQ bắt đầu giám sát lệnh ngừng bắn kéo dài 4 ngày.
"Syria UN Monitors"
Syria tổ chức bầu cử quốc hội. Bạo lực tiếp diễn trong khi đặc phái viên hòa bình Kofi Annan tha thiết kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad chấm dứt bạo lực.
Syria Election

Các nước phương Tây trục xuất các nhà ngoại giao Syria. Ðặc phái viên hòa bình Kofi Annan kêu gọi gia tăng áp lực lên Syria.
Syria Funeral
Hội Chữ thập đỏ mở rộng những khu vực ở Syria mà họ nói đang lâm vào nội chiến. Một vụ đánh bom do quân nổi dậy tuyên bố thực hiện ở Damascus giết chết bộ trưởng quốc phòng và hai quan chức cấp cao khác của Syria.
Syria Bombing
Một ngày sau khi chiến đấu cơ của Syria không kích thành phố Azaz ở phía bắc do phe nổi dậy kiểm soát của và một vụ đánh bom gần trụ sở giám sát của Liên Hiệp Quốc tại Damascus, Hội đồng Bảo an LHQ quyết định chấm dứt nhiệm vụ giám sát ở Syria khi thời hạn kết thúc vào ngày 19 tháng 8.
Syria Aleppo
Chiến sự ác liệt ở thành phố Aleppo và tiếp tục diễn ra trên khắp cả nước. Ðặc phái viên mới của Liên Hiệp Quốc-Liên đoàn Ả Rập, ông Lakhdar Brahimi, đến Syria và gặp gỡ ông Assad.
Bạo động tiếp diễn ở Syria. Khu chợ cổ của Aleppo bị thiêu rụi khi thành phố chìm trong chiến sự. Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid al-Moualem phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng những lời kêu gọi ông Assad từ chức là can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.
Một số lực lượng đối lập chính của Syria hình thành một liên minh mới trong các cuộc hội đàm ở Qatar trong lúc chiến sự trở nên ác liệt trên cả nước. Vào cuối tháng 11, chính phủ Syria ngắt toàn bộ mạng Internet và cắt đứt dịch vụ điện thoại, khiến người dân Syria gầ như biệt lập với thế giới bên ngoài trong suốt 2 ngày.
Mỹ, Anh và các nước khác chính thức công nhận phe đối lập Liên minh Quốc gia là đại diện của người dân Syria. Quân nổi dậy Syria tăng cường tấn công vào các cơ sở quân sự của chính phủ trong khi chính phủ thực hiện nhiều cuộc không kích.
Syria nói máy bay chiến đấu của Isareli đã không kích một cơ sở nghiên cứu quân sự ở Jamraya, gần Damascus. Truyền thông Israel và phương Tây nói rằng cuộc không kích nhắm vào một đoàn xe chở các bộ phận phi đạn gần biên giới Libăng.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo viện trợ thêm 60 triệu đô la cho phe đối lập Syria, và lần đầu tiên cung cấp một số lượng không xác định những khoản viện trợ không gây thương vong cho một số lực lượng quân sự của phe đối lập.
Chiến đấu cơ của Syria ném bom Raqqa bom sau khi quân nổi dậy chiếm quyền kiểm soát thành phố phía bắc này. Quân nổi dậy nói rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng tại thị trấn Khan Asal ở tỉnh Aleppo. Chính phủ Syria cho biết cuộc tấn công liều chết vào một nhà thờ Hồi giáo Damascus giết chết hàng chục người, trong đó có giáo sĩ ủng hộ chính phủ Mohammed al-Buti.
Thủ tướng Syria Wael al-Halqi thoát chết trong vụ đánh bom nhắm vào đoàn xe của ông tại Damascus. Các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Hiệp Quốc thúc ép Syria để các thanh sát viên tiếp cận những địa điểm nghi bị tấn công bằng vũ khí hóa học.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án chính phủ Syria leo thang chiến tranh trong một nghị quyết không có tính ràng buộc. Đầu tháng 5, tin tức nói các cuộc không kích của Israel đã đánh trúng những mục tiêu quân sự bên ngoài Damascus.
Mỹ tăng viện trợ quân sự cho quân nổi dậy Syria trong khi vấn đề Syria chi phối các cuộc thảo luận tại hội nghị khối G8. Nhà lãnh đạo G8 kêu gọi đàm phán hòa bình sớm nhất có thể.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói số người chết trong cuộc nội chiến kéo dài 2 năm của Syria đã lên tới 100.000 người và nhắc lại lời kêu gọi đàm phán hòa bình khẩn cấp.
Phe nổi dậy nói rằng chính phủ sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công giết chết hơn 300 người ở ngoại ô Damascus. Chính phủ thì quy trách nhiệm cho quân nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học. Các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc thu thập mẫu vật điều tra trong khi Mỹ và các nước đồng minh chuẩn bị can thiệp quân sự.
 

Lực lượng quân sự của Mỹ quanh Syria

Rê chuột qua những biểu tượng tương tác để tìm hiểu lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh quanh Syria.

No comments:

Post a Comment