Sunday, September 15, 2013

VIỆT NAM SẼ XOAY TRỤC VỀ PHÍA NGA?

VIỆT NAM SẼ XOAY TRỤC VỀ PHÍA NGA?

1ĐẠI KẾ HOẠCH CHÂU Á CỦA TT PUTIN:
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của TC, thực sự đã khiến điện Kremlin không khỏi lo ngại; do đó, TT Putin nhanh chóng đưa ra ĐẠI KẾ HOẠCH CHÂU Á nhằm đối phó với thách thức từ TC đang trỗi dậy. Nhìn những cuộc diễn tập quân sự quy mô giữa Nga – Trung hồi tháng 7/2013 tại vịnh Peter Great trên bờ biển Vladivostok là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiến gần Bắc Kinh hơn trong những năm sắp tới sẽ là một sai lầm. Thực tế, TT Putin không hề theo đuổi chính sách dựa dẫm vào TC. Ông khẳng định, hoan nghinh sự trỗi dậy của TC: “Trước hết, tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế của TQ không phải là một đe dọa, nhưng là một thách thức đồng thời mang đến tiềm năng to lớn cho sự hợp tác kinh tế, xây dựng cơ chế hợp tác vững chắc trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Tóm lại, Nga cần một TQ ổn định và thịnh vượng và tôi tin chắc rằng, Bắc Kinh cũng cần một Moscow vững mạnh.” Tuy nhiên, theo Diplomat, bất chấp những lời ngoại giao bóng bẩy hoa mỹ dành cho mối quan hệ Nga – Trung. Nhưng, TT Putin và giới lãnh đạo điện Kremlin đều đang rất lo sợ bị TC bỏ rơi trên chính trường thế giới.
NƯỚC NGA CHUYỂN MÌNH CÙNG APEC:
Tham gia APEC có 21 quốc gia trong khu vực Châu Á – TBD, trải dài từ Hoa Lục, qua Chilie rồi tới Mỹ. Trong hơn 20 năm qua, nơi có 40% dân số sinh sống là đầu máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chiếm hơn phân nửa kim ngạch thương mại thế giới. Trong tương lai những chỉ số kinh tế của khu vực nầy sẽ còn gia tăng cao hơn nữa.
Vì vậy, trong nhiệm kỳ làm chủ tịch APEC, Nga đã chọn những chủ đề chính là: Hội nhập khu vực, tự do hóa thương mại & đầu tư, phát triển hệ thống giao thông hạ tầng cơ sở bền vững, họp tác phát triển kinh tế & bảo đảm an ninh lương thực giúp 1,3 tỷ người trên thế giới lâm cảnh thiếu ăn, giảm bớt lượng khí thải.
Nhận định về vai trò Chủ tịch APEC của Nga trong năm 2012, Giám dùốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu của Nga, ông Pavel Kadochnikov, cho rằng đây là cơ hội rất tốt để Moscow củng cố vị thế của mình trong APEC rất kịp thời, vì nó trùng hợp với sự kiện Nga gia nhập WTO. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố: “Nga coi  sự phát triển kinh tế & xã hội ở vùng Siberia và Viễn Đông là nhiệm vụ chính trong thời gian tới.” Trước đây, Vladivostok là một quân cảng hạn chế qua lại ở Nga và là điểm vận chuyển của tàu chuyên chở các tù nhân bị đày tới vùng đông bắc nước nầy.
Nhưng, hiện nay Vladivostok đã trở thành khu vực nhận đầu tư lớn nhất trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2008-2012, đầu tư đổ vào khu vực này lên tới 22 tỷ USD, đưa Vladivostok trở thành kiểu mẫu trong chính sách phát triển Thái Bình Dương của điện Kremlin. Bên cạnh đó, Nga cũng đã thành lập Bộ Phát Triển vùng Viễn Đông và bổ nhiệm ông Victor Ishaev, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Nga về hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương làm bộ trưởng.
Nước Nga dưới triều đại của TT Putin trị vì đã được nâng cấp quốc tế, tiếng nói của TT Putin trên các diễn đàn thế giới được cả thế giới lắng nghe, có trọng lượng không kém gì TT Obama, không giống như tiếng nói của Tập Cận Bình như tiếng chó sủa lỗ không. Theo The voice of Russia, Nga chiếm vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng uy tín của Ngân hàng Thế giới đánh giá các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo tư liệu của tổ chức tài chính quốc tế, GDP của Nga trong năm 2012 là 3,38 ngàn tỷ USD, đứng hàng thứ 5 thế giới nhiều hơn Đức Quốc 3,307 ngàn tỷ USD. Vị trí thứ nhất thuộc về Hoa Kỳ 15,684 ngàn tỷ USD, tiếp theo là TC 12,674 ngàn tỷ USD. Nhật Bản xếp thứ ba 4,793 ngàn tỷ USD và thứ 4 là Ấn Độ 4,49 ngàn tỷ USD.
Theo RIA Novosti,  Nga lọt vào trong danh sách các nước sáng tạo và ứng nghiệm nhất trên thế giới. Hãng Bloomberg lập danh mục đánh giá đã lựa chọn các nước dựa trên một số yếu tố, trong đó có sự tập trung của ngành công nghiệp công nghệ cao, năng suất lao động và trình độ học vấn. Hoa Kỳ giữ vững hàng đầu, thứ 2 là Hàn Quốc, thứ 3 thuộc về Đức, Nga được xếp hạng thứ 14 trên tất cả các nước BRICS. Trung cộng được Bloomberg xếp vào hạng thứ 29.
NGA TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG:
Căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương đặt tại Vladivostok. Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng, với tổng ngân sách 650 tỷ USD được điện Kremlin công bố vào tháng 3/ 2011. Riêng Hạm đội TBD nhận được ¼ ngân sách mua sắm trang thiết bị. Điện Kremlin chứng tỏ rằng, Nga vẫn có lợi ích quốc gia ở những vùng chiến lược thuộc Châu Á-TBD và để răn đe tham vọng bành trướng quá đáng của TC vào vùng Viễn Đông của Nga.
Nga đang thực hiện kế hoạch phát triển tàu chiến, tàu ngầm, tàu sân bay để trở thành cường quốc trên biển thuộc Châu Á-TBD. TT Putin tuyên bố vào ngày 30/7/2012, sẽ có 51 tàu chiến, 24 tàu ngầm lên tới để bổ sung khoảng 200 tỷ USD cho hải quân Nga. Trước đó, TT Putin đã ra lệnh cho chính phủ bảo đảm sự phát triển của hải quân ưu tiên vùng Viễn Đông, vốn là cửa ngỏ để Nga tiến ra Thái Bình Dương. Trước năm 2014, Nga sẽ cho chế tạo tàu ngầm hạt nhân mới. Đến năm 2020, sẽ xây dựng xong một tàu sân bay tối tân có khả năng hoạt động trên khắp đại dương.
Các chiến lược gia quân sự ở điện Kremlin nhận định rằng, chiến lược phát triển lực lượng hải quân tại vùng Viễn Đông còn nhằm đối phó với TC ở biên giới trên bộ và Nga cũng đang tranh chấp trên biển với Nhật Bản về 4 đảo gọi làNam Kuril.
NGA TÌM CĂN CỨ NƯỚC NGOÀI:
Trong thời chiến tranh lạnh, hải quân Liên Xô duy trì một số căn cứ ở nước ngoài trong đó có Cuba và Việt Nam. Nhưng, Moscow đóng cửa 2 căn cứ nầy năm 2002. Đến nay, Nga chỉ còn 2 căn cứ hải quân lớn nước ngoài: một căn cứ tại thành phố Sevastopol, biển Hắc Hải, thuộc vùng Ukraine và cảng Tartus ở Syria thuộc vùng biển Địa Trung Hải.
Ngày 10/5/2010, báo điện tử Vladivostok Online, tác giả Tatyana Grigoryeva viết: “Hạm đội TBD sẽ quay trở lại Cam Ranh?”. Bài báo nầy nói, cho tới khi rút đi năm 2002, Nga đã từng quản lý 2 cầu cảng lớn cho tàu chiến và tàu ngầm, cùng với khoảng 30 nhà xưởng có đủ máy móc, cùng một phi đạo mà nhiều loại phi cơ đều có thể sử dụng ở quân cảng Cam Ranh. Nga rất cần một căn cứ nước ngoài như cảng Cam Ranh cho Hạm đội TBD của Nga tại Vladivostok.
Sau khi VN đặt hàng 6 chiếc tàu ngầm hạng Kilo và mới vừa đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Sukhoi-30MK2 để tăng cường cho lực lượng Hải – Không quân, Hạm đội TBD của Nga một lần nữa sẽ chịu trách nhiệm về quá trình sử dụng cũng như duy trì cơ sở nầy để bảo trì, huấn luyện các thủy thủy đoàn. Nhưng, Việt Nam cũng nhiều lần nói rõ rằng, cảng Cam Ranh chỉ được sử dụng với mục đích dân sự. Tuy nhiên, Hà Nội đề nghị Moscow giúp xây dựng một nhà máy bảo trì và sửa chữa tàu chiến mà trong trong lai, các tàu hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương trên đường làm nhiệm tại vùng biển TBD & Ấn Độ Dương có thể cập bến cảng Cam Ranh để bảo trì. Hiện tại, Nga chỉ có một trung tâm sửa chữa tàu chiến tại Syria.
CAM RANH  CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC BAO VÂY TRUNG CỘNG?
Tờ Văn Hối Báo của Hồng Kông cho rằng, Hoa kỳ đang tìm cách thuê cảng Cam Ranh để hoàn thành chiến lược bao vây TC ở Biển Đông. Tờ báo lý luận rằng, tại TBD, Hoa Kỳ đã có 2 quân cảng GUAM & CHANGI tại Singapore. Nếu thuê được Cam Ranh, Mỹ sẽ hoàn tất cụm tam giác chiến lược bao vây TC.
Tiến sĩ David Scott, Đại học Brunel (tác giả viết 3 tập sách về TC), nói với BBC rằng:
-Việt Nam thận trọng, không muốn làm Trung Cộng quá mất lòng, nhưng cũng sẵn sàng đem quyền tiếp cận Cam Ranh ra như một củ cà rốt quân sự & thương mại trong lúc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Một nước có thể cạnh tranh với Trung Cộng là Ấn Độ cũng bày tỏ quan tâm đến vịnh Cam Ranh.
-Trong chiến lược “CHUỖI NGỌC TRAI” (String of Pearls), TC đã xây dựng một loạt cảng tại Châu Á . Phía Tây Ấn, TC tài trợ để xây dựng một số cảng cho Pakistan, làm Ấn Độ lo ngại về một mưu toan hợp tác Trung – Pakistan mà một khi TC giành được quyền kiểm soát hoạt động của cảng Gwadar sẽ hạn chế ảnh hưởng của Ấn tại Nam Á.
Theo một tờ báo Hồng Kông  viết, ngay cả lời đồn Mỹ muốn thuê Cam Ranh cũng sẽ chỉ là tin đồn, vì nó tác động nhạy cảm nhất đối với dây thần kinh của Bắc Kinh. Nhưng, theo GS Carl Thayer là VN có thể trở thành “điểm quá cảnh” cho các đội tàu nước ngoài. Những chuyến thăm viếng thường xuyên từ mấy năm qua của tàu chiến, cả Mỹ, Ấn, Nga và Pháp đặt khả năng VN còn có thể kiếm được tiền từ cung cấp dịch vụ cho hải quân nước ngoài.
Iskander Rehman, Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế Paris, nhận xét: “Việt Nam có thể duy trì sự linh động chiến lược nếu tiếp tục giữ thế cân bằng giữa Mỹ, Ấn và TC bằng cách cho quyền cập cảng theo nguyên tắc tạm thời và ngắn hạn.”
TẠI SAO NGA XEM CAM RANH LÀ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC Ở CHÂU Á – TBD?:
Đối với Hoa Kỳ hiện nay, VN không còn là mắc xích quan trọng trong chiến lược bao vây TC vì Mỹ duy trì một hệ thống căn cứ quân sự nổi trên toàn thế giới lên đến 865 căn cứ tại 90 quốc gia; ngoài ra, còn những căn cứ hoạt động trong vòng bí mật. Tại Australia, TQLC Mỹ đã có mặt tại Darwin. Chánh phủ Philippines mới đây đã cho phép hải quân Mỹ tái sử dụng căn cứ Clark và riêng SUBIC đang được chánh phủ Philipppines bỏ ra 23 triệu USD để sửa chửa cho hải quân Mỹ tái sử dụng. Tại Châu Á-TBD, Mỹ đã có siêu căn cứ Guam – Subic – Changi – thành 3 mũi giáp công, phối hợp với gọng kềm chiến lược Ấn Độ – Nhật Bản bao vây chặt chẽ TC thì Mỹ cần gì đến căn cứ Cam Ranh?
Nhưng, đối với Nga thì khác. Điện Kremlin xem căn cứ Cam Ranh là căn cứ chiến lược quan trọng để đối phó với TC, vì Việt Nam được xem là sân sau của TC, giống như một “bàn chông” đặt dưới chân một gã khổng lồ. Do đó, Điện Kremlin phải giành được sân sau của TC, để đối phó với động thái lấn chiếm, xâm nhập của Bắc Kinh vào các phần đất thuộc Liên Bang Xô Viết cũ như: Bellarus, Ukraina, Kazakhstan, Turmenistan, Uzbekistan, Kyrgyztan. Hành động lấn sân chơi của Nga mới đây của Tập Cận Bình là Trung Cộng và Kazakhstan vừa ký 22 hợp đồng trong nhiều lãnh vực trị giá 30 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là TC đồng ý xây dựng một nhà máy lọc dầu cho Kazakhstan.
NGA TRỞ LẠI CAM RANH, VN SẼ XOAY TRỤC?
Trong quá khứ, Liên Bang Xô Viết từng là đồng minh thân cận của CSBV và VNCS sau nầy. Nga cũng đã từng thuê mướn cảng Cam Ranh cho tới năm 2002. Việc Nga đặt chân trở lại Cam Ranh sẽ chống lưng giúp VNCS chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền ngang ngược của tên côn đồ TC. Nhân nhân VN đã từ lâu sáng mắt coi tên HCM & ĐCSVN đã bán nước cho Tàu Cộng và QĐNDVN quá nhu nhược gần như liệt kháng để mặc cho bọn hải tặc Somalia Tàu Cộng lộng hành, tha hồ tác oai, tác quái, đốt tàu, bắn giết bừa bãi ngư dân miền Trung, trong lúc đang đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của VN trên Biển Đông. Giới lãnh đạo ĐCSVN khiếp sợ Tàu Cộng quá hóa hèn nên bị Bắc Kinh chèn ép, bắt nạt. VN phản đối TQ khai thác phát triển du lịch ở Hoàng Sa trên Biển Đông. Hà Nội càng phản đối bằng mồm thì bọn Tàu Khựa càng làm tới. Bọn Bắc Kinh xem lời nói của bọn lãnh đạo Hà Nội không có kí lô nào cả.
GS Jonathan London, Trường Đại học City University Hồng Kông, phát biểu trong buổi hội thảo quốc tế về chủ đề: “Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và Pháp lý” tại VN vào ngày 27/4/2013. Ông nói: “VN phải cải cách chính trị để được Quốc tế ủng hộ về Biển Đông; mặc dù, VN có những bằng chứng vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như  Mỹ và Châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vần đề chính trị tại Việt Nam. Để nâng cao uy tín của mình trên chính trường Quốc tế và để khai thác sự ủng hộ của Quốc tế đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, VN phải cố gắng giải quyết những hồ sơ nổi bật về tình hình chính trị trong nước như vấn đề đàn áp, bắt bớ những người bất đồng chính kiến, thiếu tự do ngôn luận, những vấn đề nhân quyền, đó là những trở ngại, không ai muốn ủng hộ VN vì họ thấy hành vi của các nhà lãnh đạo ĐCSVN không phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.”
Nếu như Philippines có Mỹ và Nhật chống lưng, làm cho Trung Cộng phát “nhợn” không dám làm càng, lộng hành lấn tới như đối với VNCS. Việt Nam không thể liên minh được Hoa Kỳ như Philippines vì VN vướng mắc chế độ cộng sản độc tài, toàn trị; vì vậy, khi Nga đề nghị VN cho vào cảng Cam Ranh, muốn siết chặt quan hệ với VN, đây là cơ hội bằng vàng, VN nên nắm bắt vì đôi bên cùng có lợi:
Lợi của Nga là bán vũ khí tới tân cho VN mà không sợ VN “copy” sản xuất ra hàng nhái để cạnh tranh với Nga như TC. Bán vũ khí chiến lược cho VN, không sợ VN dùng vũ khí đánh lại mình. Hiện nay, Ấn Độ và VN là 2 khách hàng quan trọng nhất, mua nhiều vũ khí nhất từ tàu ngầm, phi cơ chiến đấu, tên lửa…
Lợi của VN là nhờ Nga chống lưng, dùng ảnh hưởng của Nga chuyển trục sang Châu Á-TBD để chống lại sự bắt nạt quá đáng của hải quân TC tại Biển Đông. Đồng thời Nga sẽ dùng ảnh hưởng của mình giúp VN tháo gỡ thế bí đối với người khổng lồ chân đất sét TC.  Bọn Bắc Kinh muốn đánh chó, phải kiêng chủ nhà, nói nôn na là BỨT DÂY ĐỘNG RỪNG. Vì Nga còn có giá trị lợi dụng lâu dài, giúp phát triển công nghiệp chế tạo phi cơ chiến đấu của TC.
Trong cuộc hội đàm diễn ra ngày 7/8/2013 giữa Bộ Trưởng BQP Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng BQP Nga Sergei Shoigu, hai nhà lãnh đạo quân sự đã tiến hành thảo luận về sự hợp tác giữa các hạm đội Hải quân Nga và Hải quân VN về chuyện tiếp tục đưa học viên quân sự VN sang đào tạo tại các trường Đại học Nga.
YẾU TỐ “NGA” ĐỐI VỚI TRUNG CỘNG:
Chiến lược xoay trục trở lại Châu Á của Nga không va chạm với hải quân Hoa Kỳ vì Nga cả Hoa Kỳ đều có quyền lợi chung cần được đôi bên bảo vệ là TỰ DO HÀNG HẢI và cả hai không có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào như TC. Rõ ràng, Mỹ nhường sân chơi Việt Nam cho Nga và cảng Cam Ranh cho hạm đội Thái Bình Dương. Lực lượng hải quân cả Nga và Hoa Kỳ đều có quyền lợi là “TỰ DO HÀNG HẢI”, nếu như Nga – Mỹ phối hợp đưa tàu chiến hoạt động trên biển TBD sẽ gây bất lợi cho TC, muốn bắt nạt các quốc gia nhược tiểu đồng minh của Nga – Mỹ là chuyện không phải dễ dàng.
Tập Cận Bình quá sai lầm khi tuyên bố biển Thái Bình Dương đủ chỗ cho Mỹ – Trung và muốn cưa đôi quyền lợi tại Châu Á-TBD với Mỹ mà không đếm xỉa gì tới Nga. Thái độ kiêu căng, tự phụ của Tập Cận Bình làm cho Điện Kremlin muốn bóp chết công nghiệp chế tạo chiến đấu cơ của Trung Cộng.
Theo tạp chí Russia’s Periscope của Nga, ông Constantine Makiyenko, Trung tâm phân tích Chiến lược & Công nghệ, cho biết: “Nga có thể sẽ bóp chết chương trình xuất khẩu chiến đấu cơ J-10, bằng cách không xuất khẩu động cơ cho TC.” Hiện nay, Nga đang đẩy mạnh chương trình xuất cảng MiG-29 và MiG-35 trên toàn cầu, gặp phải sự cạnh tranh dữ dội của các loại máy bay khác như: JAS-39 Gripen của Thụy Điển, Rafale của Pháp và cả JF-17 của Trung Cộng. Các chuyên gia Nga cho biết, tuy thua kém toàn diện về tính năng về độ gia tốc và độ bền của động cơ, nhưng giá của JF-17 chỉ bằng 1/3 của MiG-29 (10 triệu/ 35 triệu USD) vì vậy, các đối tác lâu năm của Nga như: Venezuela, Algeria, Ai Cập, Syria sẽ ngoảnh mặt MiG-29 của Nga.
Trung Cộng sẽ khốn đốn từ chiến lược “xiết đồ mới, bán đồ cũ”, Nga chỉ bán những động cơ lỗi thời cho TC. Phiên bản Su-34 của Nga dùng động cơ AL-31F-M1 hiện đại hơn các loại xuất cảng sang TC và loại MiG 35 của Nga lắp đặt RD-33MK là phiên bản mới nhất của thế hệ RD-93. Bắc Kinh chỉ có thể mua thoải mái động cơ RD-93 và AL-31F, còn Nga đã nâng cấp 2 loại nầy lên chuẩn công nghệ cao hơn nhiều, nhưng không xuất cảng sang TC. Còn J-10 của TC nếu không có AL-31F-M1 (AL-31F cũ) mà phải sử dụng WS-10 thì cũng trở thành máy bay bỏ đi, giống như J-11 không bán cho ai được.
Hiện tại, chiếc J-31 của Thẩm Dương vẫn phải đang sử dụng loại động cơ lổi thời RD-93 và J-20 vẫn phải thử nghiệm với động cơ AL-31F đã nói lên thực trạng công nghiệp sản xuất động cơ của TC. Đó là sự yếu kém trong việc sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga. Cái mà bọn Bắc Kinh muốn nhận từ Nga là dây chuyền “LẮP RÁP SẢN XUẤT”, chứ không phải là dây chuyền “SẢN XUẤT SẢN PHẨM” đó. Về phía TC, họ nhất định rồi sẽ có một ngày họ đạt được trình độ của người Nga. Nhưng, quá trình đó sẽ diễn ra rất chậm, nếu chỉ có 2 yếu tố “tài chánhh” và “nhân lực” thì không đủ. Cái TC thiếu hiện nay là kinh nghiệm và phương hướng phát triển về lâu, về dài. Vì vậy, Nga vẫn sẽ giữ địa vị thống trị lâu dài, trên thị trường sản xuất chiến đấu cơ hàng đầu thế giới và TC vẫn phải còn lệ thuộc vào hệ thống sản xuất nầy của Nga dài dài. TC đã vỡ mộng học hỏi công nghệ động cơ máy bay của Nga.
NGA – MỸ LIÊN MINH ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG?
Hãng RIA Novosti, ngày 1/8/2013 đưa tin: Trong hội nghị “TINH HOA NGA 2020”, Giáo sư Edward Bonnerine, Đại học Kinh Tế Quốc Gia Nga, chỉ ra, hiện nay quan điểm của giới tinh hoa Nga đối với Hoa Kỳ có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, Hoa Kỳ được coi như là mối đe dọa của Nga. Nhưng, giới tinh hoa Nga – Mỹ đã bày tỏ lợi ích thống nhất đối với “MỐI ĐE DỌA CHUNG” của 2 nước. Edward Bonnrine cho rằng: “Cần có một lợi ích chung nào đó, lợi ích khác nhau sẽ dẫn đến xung đột lẫn nhau.”
Giáo sư William Zimmerman, Đại học Michigan Mỹ, tham dự hội nghị đã đưa ra nhận định trong cuộc thảo luận giữa các chuyên gia Mỹ – Nga và ông chỉ đích danh TRUNG QUỐC, cho rằng: “Mối đe dọa chung nầy chính là TQ.”
GS Eduard Ponarin, Đại học Higher School of Economics – National Research University (là một trong những Đại học lớn nhất nước Nga), cho rằng: “Các nhà lãnh đạo chính phủ Nga và Mỹ có thể sẽ đồng nhất quan điểm ngay khi có một thách thức đủ nghiêm trọng xuất hiện và đe dọa cả hai nước,” ông Ponarin nói tiếp. “Để điều nầy xảy ra, phải xuất hiện một số quyền lợi chung nhất định, hoặc một mối đe dọa chung cho cả hai nước nảy sinh. Hiện tại, Mỹ và Nga đang theo đuổi những quyền lợi khác nhau và thường là xung đột lẫn nhau.”
GS Zimmerman dự đoán: “Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ là MỐI ĐE DỌA CHUNG của Mỹ và Nga,” ông nói. “Tôi nghĩ rằng vào năm 2035, TQ sẽ trở thành mối đe dọa đủ để Mỹ và Nga liên quân lại.”
Nhà nghiên cứu Robert S. Kaplan, Tân Trung tâm An ninh Hoa Kỳ (Center for New American Security), cho rằng: “Tham vọng chính trị của TQ hoàn toàn không thua gì Mỹ trước đây 100 năm. Cân bằng sức mạnh ở Châu Á đang thay đổi theo hướng bất lợi cho Mỹ. Điều nầy sẽ làm cho Mỹ, nước đang làm bá chủ Tây Bán Cầu hiện nay, ngăn chận TQ trở thành bá chủ hầu hết Tây Bán Cầu. Mỹ có thể thành lập liên minh chiến lược với Nga để chống lại thực lực của TQ. Đối với Nga, phương án nầy là có thể chấp nhận; bởi vì, TQ đang tiến hành XÂM LƯỢC dân số theo kiểu vết dầu loang ở VIỄN ĐÔNG và SIBERIA của Nga, các công ty của TQ cũng thâm nhập sâu vào các khu vực nầy.
Ông Kaplan phân tách, TQ sẽ không thể thống trị bất cứ đại dương nào, vì có Mỹ và nước khác kềm chế. TQ ngày càng phụ vào vấn đề năng lượng Trung Đông và Châu Phi. Còn Ấn Độ Dương là đường hướng trên biển Âu – Á trong thế kỷ thứ 21. Các cảng biển như Gwadar, Hambantota có thể là trạm trung chuyển hàng hóa thương mại giữa Trung Đông và Đông Á, chúng đóng vai trò như “trạm cấp than trong thế kỷ 19” đối với TC. Theo ông, không một ai ở Washington cho rằng, người TQ sẽ thống trị cùng lúc 2 đại dương, thậm chí một trong số đó, vì sẽ bị Hoa Kỳ vì các nước khác kềm chế trong môi trường quân sự phức tạp và đa cực. Kinh tế nước nầy đang gặp khó khăn, nếu  bất ổn lâu dài thì các hoạt động ở nước ngoài của họ sẽ bị ảnh hưởng.
KẾT LUẬN:
Để dễ dàng thao túng lộng hành ở Biển Đông, TC không muốn Nga can dự vào Biển Đông, lại càng không muốn cảng Cam Ranh trở thành căn cứ tiền phương của hạm đội Thái Bìnhh Dương sẽ gây trở ngại lớn cho luật chơi côn đồ của TC lấy thịt đè người, ỷ mạnh hiếp yếu. Cũng giống như Mỹ, bọn Bắc Kinh đang gây áp lực với điện Kremlin để buộc Nga phải tránh xa khu vực Biển Đông giàu tài nguyên, hải sản và dầu mỏ mà TC đang ra sức độc chiếm.
Nhưng, chiến lược của giới lãnh đạo Kremlin đang tăng cường và thắt chặt mối quan hệ về kinh tế, thương mại và quân sự với các nước khu vực Đông Nam Á. Đối với Moscow, việc rút ra khỏi địa bàn Biển Đông, không những khiến nước này đánh mất những lợi ích chiến lược mà còn mất luôn cả thể diện và uy tín.
Dmitriy Mosyakov, viện Nghiên cứu Phương Đông Nga, nhận định: Hiện tại, điện Kremlin đang phải đối mặt với sự lựa chọn rất cao. Nếu như, Nga lựa chọn từ bỏ lợi ích ở Biển Đông để đổi lấy quan hệ với Trung Cộng, Nga không những chỉ làm mình mất mặt ở Châu Á – TBD, còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nước Nga hoặc sẽ mất hết những hợp đồng dầu khí béo bở trị giá hàng tỷ USD với Bắc Kinh. (TC đang lên cơn KHÁT DẦU cháy họng, không có nguồn dầu khí của Nga sẽ làm nền kinh tế của TC có nguy cơ sụp đổ)
Trung Cộng ngày càng tỏ ra bất lực nhìn các nước lớn can thiệp vào Biển Đông như Mỹ, Nga và cả Pháp cũng muốn nhập cuộc. Bắc Kinh không đủ thế “THẾ & LỰC” để có thể gây áp lực buộc các siêu cường như Mỹ, Nga và Pháp từ bỏ những lợi ích chiến lược của họ tại khu vực Biển Đông.
Bọn lãnh đạo Bắc Kinh hậm hực, bất lực chứng kiến Hoa Kỳ ngày càng can thiệp sâu hơn và trực tiếp hơn vào nội bộ khối ASEAN. Những hành động nầy nằm trong chiến lược “xoay trục” quay trở lại khu vực Châu Á-TBD của Mỹ. Việt Nam nên học, bài học kinh nghiệm liên minh của Philippines với Hoa Kỳ để chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Bắc Kinh, một loại thảo khấu sống ngoài vòng LUẬT PHÁP QUỐC TẾ.
Việt Nam cần khẩn trương “xoay trục” về phía Nga, để giải trừ mối hiểm họa NGÀN NĂM BẮC THUỘC, giới lãnh đạo Hà Nội còn chần chờ gì nữa? Muốn vậy, trước hết phải loại trừ con chó săn, tay sai của CỤC TÌNH BÁO HOA NAM của TC là tên cẩu tướng Nguyễn Chí Vịnh. Có muốn bị giết như thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên hay không, còn tùy thuộc vào bản lĩnh của Đại tướng Phùng Quang Thanh.
        NGUYỄN VĨNH LONG HỒ.

No comments:

Post a Comment