Monday, September 2, 2013

Việt, Nga Tái Hợp

Việt, Nga Tái Hợp

capture-20130402-092144
Tin đáng chú ý. Báo Russia Today cho biết sau cuộc họp kín với Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS Phùng Quang Thanh trong chuyến công du Việt Nam, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoigu ngày 6-3-2013, tuyên bố Nga sẽ chuyển giao cho VN một hạm đội tàu lặn trong năm nay. Nga còn sẽ huấn luyện thêm các chuyên gia cho phía Việt Nam và sẽ bàn việc dùng căn cứ hải quân Cam Ranh trong tương lai gần. Báo của Đảng Nhà Nước CSVN đi tin này như tin chấn động một người sắp chết đuối với được phao cứu sinh.
Tin thông tấn xã AFP của Pháp ngày 20/8/2013, Việt Nam cũng vừa đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Sukhoi SU-30MK2 để tăng cường cho lực lượng Không quân. Hợp đồng này được cho là sẽ nhanh chóng được hoàn tất, với phi cơ được giao ngay vào năm 2014 và 2015 trong hai đợt.
Tin thông tấn xã Nga RIA Novosti, ngày 23/08/2013 của hãng tin nền kỹ nghệ quốc phòng Nga tăng tốc sản xuất vũ khí cho Việt Nam. Thêm 2 chiếc tàu ngầm Kilo sắp được hạ thủy. VN đã trở thành khách hàng mua vũ khi và phương tiện chiến tranh hàng đầu của Nga.
Giới quan sát quốc tế về tình hình Á châu Thái bình Dương, nhận định việc Nga gấp rút sản xuất và giao vũ khí và phương tiện chiến tranh cho VNCS cho thấy Việt Nam Cộng sản và Nga hậu CS từng là đồng minh chí thiết và đồng chí gắn bó với Liên xô đến đổi TC dạy cho VNCS một bài học qua chiến tranh biên giới. Bây giờ trong thời gian TC bành trướng, lấn chiếm biển đảo của VNCS, Nga hậu CS và VN hiện CS như hai bạn bè cũ, vợ chống cũ không rủ cũng đến.
Nếu Nhựt, Phi luật tân và Mỹ siết chặt hơn mối tương quan quân sự qua hiệp ước lâu đời trước đà bành trướng của CS Bắc Kinh, thì không lý do gì để VNCS không tái hợp lại với Nga. VNCS không thể vào vòng trong của liên minh Mỹ như Nhựt và Phi vi thể chế CS của CS Hà nội.
Và Nga khi tái hợp lại với VNCS thì lợi bội phần. Lợi nhãn tiền là bán vũ khi cho VNCS. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), Việt Nam và Ấn Độ là hai khách hàng quan trọng nhất, mua vũ khí, trang thiết bị, tàu chiến, máy bay chiến đấu và thám thính của Nga nhiều nhứt.
Thực vậy, VNCS với lại được Nga như với được phao cứu sinh vì vũ khí chiến cụ của VNCS hầu hết là của Nga sản xuất cần tân trang, phục hồi vì đã cũ. Trong khi vấn đề Biển Đông làm VNCS chưa bao giờ cô đơn như bây giờ. Cô đơn ngay trong lòng dân tộc VN. Người dân Việt coi Đảng Nhà Nước CSVN quá nhu nhược như thông đồng với giặc Tàu để mãi quốc cầu an. Cô đơn trong bang giao. Mỹ trở lại Á châu ngăn đà bành trướng của TC, VN bị TC xâm lấn nhiều nhứt, cần lá chắn của Mỹ, nhưng Mỹ dù là tay lái bán súng nhứt nhì hoàn cầu cũng không bán, không giúp vì hồ sơ vi phạm nhân quyền của CSVN quá đen, trái với chính sách cổ võ nhân quyền của Mỹ.
Trong hoàn cảnh cô đơn tận cùng cây số đó, may cho CSVN, Nga cũng bắt đầu chuyển trục sang Á châu. VNCS tập trung nổ lực nhờ Nga để phá thế chiếu bí của Trung Cộng đối với VN trong vấn đề Biển Đông và gỡ thế kẹt của CS Hà nội đối với Mỹ vì vấn đề nhân quyền chưa cải thiện Mỹ không bán vũ khí cho Việt Nam được.
VNCS dùng tiền nối lại mối duyên xưa, mua vũ khí của Nga, nhiều đến nổi các nhà phân tích quốc tế lượng định số tiền Hà nội mua vũ khí của Nga dần dần sẽ lớn hơn của TC. VNCS cũng yên tâm, Nga tạo cho CSVN nước cờ hoá giải thế bí đối với TC và thế kẹt đối với Mỹ mà không sợ mất đất, mất biển vì cả Nga lẫn Mỹ hai nước hoàn toàn khác với TC không có tham vọng đất đai.
Trong khi đó Nga, nước cầm đầu của Liên bang xô viết CS, từng là đồng minh “chí cốt” với CS Bắc Việt cũng bắt đầu chiến lược tăng cường tái hiện diện quân sự ở Á châu Thái Bình Dương. Điều này tạo nên một khúc quanh tích cực và rất quan trọng cho Hà nội. Nên Hà nội mua bán vũ khí, giao kết hỗ trợ an ninh quốc phòng quá lớn chưa từng thấy Hà nội làm với nước nào nhiều như thế. Nhiều lần hơn mua của Liên Âu, tiêu biểu là Pháp nước còn một số ảnh hưởng văn hoá ở VN.
Hà nội cũng đồng ý cho cho Nga sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh. VNCS phá lệ đối với quốc tế, nói ngược lại Sách Trắng về Quốc phòng mà CSVN công bố năm 2009: «Việt Nam luôn chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho nước khác đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước khác».
Kết thân lại được với Nga, VNCS cũng núp được bóng của Nga trong vấn đề Biển Đông. Nga trở lại Á châu, tàu chiến Nga xuất hiện nhiều ở Á châu Thái Bình Dương, cộng với sự hiện diện của Mỹ thì TC khó mà độc bá quyền hành, tự tung tư tác trong vùng này được. Cũng như Mỹ, Nga sẽ phản ứng nếu TC gây trở ngại đối với quyền tự do hàng hải, nhứt là đường hàng hải huyết mạch từ Nam Thái Bình Dương, Ân độ Dương qua eo biển Mã Lai lên Đông Bắc Thái Bình Dương. Nga là một nước hơn phân nửa lãnh thồ năm ở Á châu, bờ biển của Nga trên Thái Bình Dương rất dài và rất quan trong trong kinh tế Á châu. Nga Mỹ không thể để yên cho TC dùng Biển Đông làm tiền đồn kiểm soát và khống chế hải lộ huyết mạch này.
Chiến lược trở lại Á châu của Nga không đụng chạm với Mỹ vì Nga cũng như Mỹ đều có quyền lợi chung là bảo vệ tự do hàng hải và không có tham vọng đất đai như TC trên vùng biễn này. Với được Nga, CS Hà nội mừng là phải./.(Vi Anh)

No comments:

Post a Comment