Friday, September 20, 2013

Trung Quốc lo sợ Nhật Bản bắn hạ UAV

Trung Quốc lo sợ Nhật Bản bắn hạ UAV

Sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 17/9 tuyên bố nếu như còn phát hiện các máy bay không người lái (UAV) Trung Quốc xâm phạm không phận thì họ sẽ bắn hạ, phía Trung Quốc cho rằng đó chỉ là UAV trinh sát không mang vũ khí. “Nếu Nhật Bản tấn công, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”.

Phương tiện quân sự Trung Quốc liên tục bị tố xâm phạm
Đài Truyền hình NHK cho biết, ngày 9/9 Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận một UAV không xác định đã đến gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà nước này đã quốc hữu hóa cách đây một năm. Lập tức, máy bay chiến đấu F-15 Nhật đã bay lên chụp anhe chiếc UAV này. Tiếp theo, hật Bản xác nhận rằng đó là một UAV của quân đội Trung Quốc. Truyền hình NHK cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản luôn giám sát UAV của Trung Quốc hoạt động ở biển Hoa Đông. Chiếc UAV trên được giới quan sát cho là loại BZK-005, trang bị động cơ đẩy phía sau và có cấu trúc hai đuôi, dưới mũi có các thiết bị trinh sát hồng ngoại/quang học. UAV này được Trung Quốc chính thức ra mắt lần đầu năm 2006 tại căn cứ Chu Hải. BZK-005 cả khả năng bay liên tục 40 và có thể đạt độ cao 26.000 feet.
BZK-005
Phía Nhật Bản đã tuyên bố, nếu UAV Trung Quốc xâm phạm không phận thì họ sẽ bắn hạ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc  Hồng Lỗi đã lên tiếng rằng Trung Quốc sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư.
Báo cáo rằng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng UAV xuất hiện ngày 9/9 là máy bay quân sự không người lái kích thước lớn. UAV này có khả năng mang tên lửa, vì vậy "nếu xâm phạm không phận Nhật Bản , nó có thể gây phương hại đến an ninh quốc gia Nhật Bản, vì thế cần phải xem xét các biện pháp để tiêu diệt”.
Global Time (Hoàn Cầu thời báo) Trung Quốc dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định rằng UAV của nước này bay vào không phận quần đảo Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc kiên quyết thực hiện và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Nếu Nhật Bản bị tấn công, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó ít hôm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc họp báo tại Tokyo tuyên bố hôm thứ hai: Chính phủ Nhật Bản sẽ thi hành biện pháp an ninh bổ sung trong tương quan ngày 11/9 nhân kỷ niệm năm đầu tiên quốc hữu hóa quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà cả Trung Quốc cũng nêu tham vọng chủ quyền. Ông Bộ trưởng cũng bày tỏ lo ngại về sự kiện hôm Chủ nhật 2 máy bay ném bom của Không quân Trung Quốc đã bay từ biển Hoa Đông vào phía trên vùng biển Thái Bình Dương ở khỏang giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản. Những chiếc máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế, nhưng để phòng ngừa khả năng ngăn chặn những chiếc máy bay ném bom, Nhật Bản đã phái các chiến đấu cơ lên không trung, - ông Bộ trưởng cho biết.
Chuyên gia Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Valery Kistanov cho rằng, tuyên bố của Tokyo về bố trí nhân viên chính phủ, sự xuất hiện cùng lúc tám tàu vũ trang và máy bay không người lái Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp mới chỉ là chóp đỉnh của tảng băng trôi: “Cả hai nước đang tăng cường lực lượng quốc phòng, cạnh tranh trong cuộc chạy đua vũ trang. Trung Quốc xây tàu sân bay, Nhật Bản đóng tàu chở trực thăng có tiềm năng chuyển thành tàu sân bay. Trong năm nay, Nhật Bản dự kiến xét lại phương hướng chính sách quốc phòng và những điều khoản mang tính hòa bình của Hiến pháp, có cân nhắc cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc và Nhật Bản đều ra Sách trắng về quốc phòng. Hai bên cáo buộc lẫn nhau có hành vi phi pháp tại vùng đảo không người ở. Trung Quốc lên án Nhật Bản chiếm giữ đảo bất hợp pháp. Nhật Bản phản ứng gay gắt với việc Trung Quốc điều tàu đến khu vực và thậm chí cáo buộc các tàu đột nhập lãnh hải Nhật Bản. Tokyo hoàn toàn không công nhận sự tồn tại các tranh chấp.”
Hôm thứ Ba tuần này, Tokyo đã trao cho Bắc Kinh công hàm phản đối nhóm tàu bơi vào vùng biển Nhật Bản. Như mọi lần, Bắc Kinh bác bỏ công hàm này. Thông qua các kênh chính thức, Bắc Kinh đã gọi chuyến đi thứ 59 chỉ trong vòng một năm của các tàu hải giám Trung Quốc kể từ khi Nhật Bản quốc hữu ba đảo, là "bước đột phá lịch sử".
Gia vị chủ nghĩa dân tộc
Xung khắc địa chính trị, - trữ lượng đáng kể dầu khí và kim loại hiếm được phát hiện ở khu vực Điếu Ngư-Senkaku, đã phủ bóng đen lên cả lĩnh vực thể thao. Bắc Kinh lảng tránh chúc mừng Tokyo được chọn làm thủ đô Olympic-2020. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đề nghị lấy bình luận từ Uỷ ban Olympic Trung Quốc. Đến lượt mình, ủy ban quốc gia cũng không chúc mừng Nhật Bản và kiềm chế nhận xét. Tuy nhiên, ông Hồng Lỗi cho biết Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tổ chức với Tokyo.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga: “Gia vị” dân tộc đang được Trung Quốc và Nhật Bản đổ thêm vào cuộc tranh chấp lãnh thổ. Việc lợi dụng những tình cảm yêu nước đẩy hai nước tới đỉnh cao sự thù hằn. Khoảng 93% người Nhật có thái độ tiêu cực với Trung Quốc, còn 90% người Trung Quốc tỏ ra căm ghét người Nhật. Đó là kết quả cuộc khảo sát gần đây ở hai nước. Ông Valery Kistanov cho biết, các khảo sát được thực hiện đều đặn chín năm qua, nhưng lần đầu tiên ghi nhận thái độ thù địch nghiêm trọng như vậy: “Nhật Bản và Trung Quốc đều sửng sốt với kết quả thăm dò ý kiến. Những con số chứng minh về mức độ rất cao sự thiếu tin cậy, ác cảm, nếu không nói là sự thù địch lẫn nhau. Những cảm xúc tiêu cực đang tiếp tục tăng.”
Số người Trung Quốc không hài lòng với tình hình ở biển Hoa Đông tăng gấp đôi trong năm, lên đến 80 phần trăm. Hơn một phần ba người Trung Quốc cho rằng, trong tương lai hai nước sẽ đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang. Một nửa số người Nhật không chia sẻ giả thiết này bởi có lẽ họ e ngại sự thất bại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, là điều mà các phương tiện truyền thông Nhật Bản không ngừng nhắc đến.
Phong Dao

No comments:

Post a Comment